Những tồn tại và nguyên nhân mang tính khách quan

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam . Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 58 - 61)

II Về khả năng cung vật liệu

T thc = 360: Là thời gian thực hiện gói thầu của HSM qui định, Ngày.

1.3.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân mang tính khách quan

Quy định của Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn còn nhiều vướng mắc.

Các quy định về đấu thầu về cơ bản đã được thống nhất, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cho thấy vẫn còn một số hạn chế gây khó khăn trong thực hiện pháp luật về đấu thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, cũng như cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung HSMT phụ thuộc rất nhiều vào hình thức giao thầu và đặc điểm của gói thầu. Hiện nay trong Luật Đấu thầu chủ yếu mới chú trọng, quy định mẫu HSMT cho loại hình thi công xây dựng mà chưa quy định chi tiết cho các loại hình khác đang được áp dụng từng bước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như Tổng thầu thiết kế xây dựng mua sắm thiết bị xây dựng (EPC), Tổng thầu chìa khóa trao tay, Hợp đồng BTO, BOT…

Đối với chỉ dẫn yêu cầu kĩ thuật trong HSMT trong đó quy định: “không được đưa ra các yêu cầu về thương hiệu hoặc nguồn gốc cụ thể của hàng hóa” song tiếp đó lại quy định “Trong trường hợp đặc biệt phải nêu nhãn hiệu, catalog của một nhà sản xuất nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kĩ thuật”. Việc áp dụng quy định này trong thực tế gặp khá nhiều khó khăn do việc quy định chung chung cho “trường hợp đặc biệt”.

Một hạn chế khác đang gây trở ngại cho công tác chấm thầu đồng thời làm giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đó là hiện nay áp dụng phương pháp đánh giá HSDT dựa trên nguyên tắc: sau khi vượt qua điểm tối thiểu về đề xuất kĩ thuật thì nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất nhưng không vượt qua giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Do đó các nhà thầu mong muốn nhận được hợp đồng làm việc đã bỏ thầu với giá thầu thấp hơn giá trị thực tế từ đó dẫn tới thiệt hại không chỉ về tài chính cho nhà thầu, mà còn thiệt hại cả về chất lượng công trình.

Quản lý nhà nước về đấu thầu còn thiếu chặt chẽ

Trong các lĩnh vực của hoạt động đầu tư nói chung và đấu thầu nói riêng, các cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia và của cả nhà nước nói chung. Quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ sẽ tạo cơ hội phát sinh các hành vi gian lận, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây mất công bằng giữa các đối tượng dẫn tới những tranh chấp về lợi ích. Sở dĩ quản lý nhà nước về đấu thầu hiện nay còn thiếu chặt chẽ trước hết bởi các quy định của nhà nước tại Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho cả các đối tượng thực hiện cũng như các cán bộ nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm; tiếp đó phải kể đến năng lực, trình độ, tư chất cá nhân của các cán bộ quản lý hiện nay.

Để khắc phục hạn chế này, nhà nước cần có chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng thời cải thiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

Năng lực trình độ của các nhà thầu chưa cao

Đây là một trong những nguyên nhân là giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Theo quy định của Luật Đấu thầu và nghị định 58/2008/NĐ-CP thì nhà thầu phải vượt qua vòng đánh giá năng lực và kinh nghiệm trước thì HSDT mới được đánh giá khía cạnh kĩ thuật và khía cạnh tài chính thương mại. Có những trường hợp có rất nhiều nhà thầu nộp HSDT, song chỉ một hai nhà thầu lọt qua vòng đánh giá năng lực kinh nghiệm khiến cho việc đánh giá HSDT ở các vòng sau không còn đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả. Bởi không phải nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu về năng lực và kinh nghiệm cũng có phương án kĩ thuật và tài chính tốt nhất cho tất cả các gói thầu.

Như đã trình bày ở trên thì năng lực của các cán bộ phụ trách đấu thầu không chỉ của TKV nói riêng mà của cả nước nói chung hiện này còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Điều này cản trở rất nhiều trong quá trình lập HSDT và cũng làm giảm khả năng trúng thầu của các nhà thầu do mức độ am hiểu về Luật Đấu thầu còn chế.

Sự hạn chế trong năng lực của các nhà thầu còn biểu hiện ở khía cạnh tài chính. Năng lực tài chính của nhà thầu khi tham dự thầu là khả năng đảm bảo về vốn và các điều kiện tài chính của nhà thầu để có thể thực hiện phần công việc được giao. Cùng với giá bỏ thầu, đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp các chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực hoàn thành các phần việc đã đề ra trong HSMT. Một số nhà thầu tham gia dự thầu và trúng thầu song do năng lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu kém đã dẫn tới việc tại thời điểm trúng thầu, năng lực của họ đảm bảo. Nhưng sau khi trúng thầu, năng lực tài chính họ không đủ, nợ nần chồng chất. Tiền đưa về được bao nhiêu thì các đơn vị thi công bị ngân hàng thu nợ. Mặt khác do những quy định của Luật Đâu thầu và nghị định hướng dẫn còn hạn chế, chúng ta thường áp dụng một số chỉ tiêu: doanh thu trung bình trong 3 – 5 gần kề (bằng 2 –3 lần giá trị gói thầu); lợi nhuận trong 3 –5 gần kề (không nhỏ hơn 0); độc lập về tài chính... Phương pháp đánh giá này còn đơn giản, mới chỉ đưa ra một vài chỉ tiêu về kết quả kinh doanh mà không xác định được khả năng huy động đủ vốn thực tế của nhà thầu để đảm bảo thi công công trình đúng chất lượng và tiến độ. Ngoài nguyên nhân phương pháp đánh giá chưa chính xác và toàn diện, sự thiếu trung thực của các số liệu tài chính trong hồ sơ kinh nghiệm nhà thầu cũng khiến các chủ đầu tư nhầm lẫn. Lẽ dĩ nhiên là nếu số liệu không chính xác thì chủ đầu tư có thể kết luận một nhà thầu yếu kém thành nhà thầu năng lực tốt hoặc ngược lại. Tính chính xác của số liệu hoàn toàn phụ thuộc vào độ trung thực của nhà thầu - một yếu tố rất khó để kiểm chứng.

Thiết nghĩ, cần phải quy định các số liệu về giá trị còn lại chưa thực hiện của các hợp đồng, dự án (cả với nhà thầu chính và thầu phụ) mà nhà thầu đang và sẽ phải thi công trong khoảng thời gian dự án thi công của gói thầu dự thầu, phải được kê khai đầy đủ, trung thực và phải được các chủ đầu tư xác nhận đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để xét năng lực về máy móc, thiết bị của nhà thầu. Tránh tình trạng gói thầu nào nhà thầu cũng kê khai các thiết bị bất kể nó đang được bố trí thi công tại các dự án khác.

Vẫn còn tồn tại hiện tượng các nhà thầu bỏ giá thầu thấp dưới giá thầu thực tế nhằm giành được hợp đồng. Sở dĩ có hiện tượng trên là do ở nước ta hiện nay đa số áp dụng phương pháp đánh giá HSDT dựa trên nguyên tắc: sau khi vượt qua điểm tối thiểu về đề xuất kĩ thuật thì nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất nhưng không vượt qua giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Cá biệt với gói thầu tư vấn, lấy giá bình quân bỏ thầu của các nhà thầu đủ tiêu chuẩn đánh giá tài chính thương mại làm căn cứ xét thầu. Việc quy định phương pháp chấm thầu như trên đã dẫn tới nhiều nhà thầu thiếu việc làm, đã bỏ giá dự thầu thấp dưới mức giá thực tế. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện dự án mới thấy lỗ nặng, nhà thầu bèn tìm mọi cách kéo dài thời gian thực hiện (để giảm áp lực vốn đầu tư, giảm lãi vay ngân hàng...) rồi bớt xén vật tư các loại, thậm chí xin điều chỉnh phương án, giảm bớt hoặc thay đổi hạng mục công trình... Hiện tượng này gây ảnh hưởng không chỉ về tài chính với nhà thầu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện gói thầu.

Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam . Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w