Phân tích độ nhạy là phương pháp đánh giá tác động của bất trắc đối với các khoản đầu tư bằng cách xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án thay đổi thế nào khi các biến số bị thay đổi.
Một số dự án đầu tư phải được tính toán, phân tích chặt chẽ trên cơ sở khoa học. Đối với các dự án đầu tư nói chung, ngoài các thông số đầu vào chắc chắn, còn có các thông số chưa thể chắc chắn tại thời điểm đánh giá, chứa đựng độ bất trắc rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí độ rủi ro không những lớn mà còn đa dạng và phức tạp so với các dự án ở các ngành công nghiệp khác như: sự bất ổn về giá dầu, giá khí, trữ lượng, vốn đầu tư, các tai nạn và hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành dự án ...Nếu không đánh giá hết sự ảnh hưởng của các biến số có độ chắc chắn không cao sẽ dẫn đến khả năng nhìn nhận tính kinh tế của đề án sai lệch khi chưa lường trước được các khả năng có thể xảy ra. Do vậy việc phân tích
độ nhạy giúp chỉ rõ các biến số chính có thể ảnh hưởng đến dòng chi phí và lợi ích của dự án. Nó đề cập đến việc tính toán lại các kết quả của dự án với các giá trị khác nhau của từng biến một. Sự tổ hợp các giá trị biến đổi khác nhau của các biến cũng được tham khảo. Phân tích độ nhạy gồm 4 bước:
- Bước 1: Chọn các biến số mà quyết định của dự án nhạy cảm với chúng. - Bước 2: Xác định phạm vi biến động của các biến trên so với mức cơ sở.
- Bước 3: Tính toán ảnh hưởng của các giá trị khác của các biến tới kết quả của dự án bằng cách tính lại NPV và IRR.
- Bước 4: Phân tích các kết quả và thiết kế các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của chúng.
b)Phương pháp phân tích rủi ro:
Mỗi một dự án đều chứa đựng rất nhiều rủi ro từ khi chuẩn bị cho tới khi vận hành kết quả đầu tư. Đặc biệt là các dự án Dầu khí vì có thời gian thực hiện kéo dài và quy mô vốn lớn nên rủi ro lại càng nhiều. Phương pháp phân tích rủi ro rất được chú trọng trong khi tiến hành soạn thảo dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.
- Bước 1: Xác định các nhân tố tác động mạnh nhất tới kết quả và hậu quả của dự án. Phân tích các nhân tố theo một số mô hình phân bố đều, phân bố chuẩn. - Bước 2: Lựa chọn ngẫu nhiên từng nhân tố và đánh giá hiệu quả dự án theo việc phân tích nhân tố đó.
- Bước 3: Xây dựng bảng tổng kết về phân tích xác suất: giá trị kì vọng, độ lệch tiêu chuẩn, xác suất thành công và hiệu quả tương ứng.
Phương pháp phân tích rủi ro là phương pháp sử dụng mô hình hiện đại, đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng và đội ngũ chuyên gia có năng lực.
1.2.5 Nội dung công tác lập dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Dầu khí
- Mở đầu
+ Nêu lên sự cần thiết: Nêu một cách tổng quan chủ trương của Đảng, của Tập đoàn và nhiệm vụ mà Tổng công ty phải thực hiện đối với việc đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí trong nước và quốc tế, đồng thời nêu những lợi ích tổng quát
nhất, những điều kiện ưu tiên có được khi thực hiện dự án, đó là những lý do cần thiết để thực hiện dự án.
+ Mô tả tóm lược dự án, xuất xứ và tiến trình dự án: nêu lên quá trình tiếp cận với dự án. Tại sao lại có các thông tin của dự án, có quyền tham gia đấu thầu dự án, dựa trên những tài liệu nào, những mối quan hệ nào, chủ chương, chính sách hay nghị định nào của Chính phủ liên quan đến dự án.
+ Điều kiện tham gia dự án: thể hiện quyền và nghĩa vụ của PVEP khi tham gia dự án, thông qua các điều khoản ràng buộc có trong hợp đồng như: tỷ lệ % quyền tham gia, các khoản tiền hoa hồng nhà thầu phải trả, diện tích hoàn trả, thời gian hoàn trả, các khoản tiền đóng góp cho phúc lợi xã hội taị nước diễn ra dự án trong quá trình triển khai...
+ Căn cứ pháp lý: Nêu lên tất cả các văn bản pháp lý được đưa ra bởi nhà Nước 2 bên ( nếu là dự án nước ngoài ) về đầu tư thăm dò và khai thác Dầu khí, các quyết định và nghị quyết của Tập đoàn đối với việc hình thành Tổng công ty và chủ trường đầu tư dự án nước ngoài, đồng thời những văn bản thỏa thuận, đàm phán trực tiếp giữa PVEP và bên đối tác liên quan đến việc thực hiện dự án.