Hoàn thiện quy trình, hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho công tác Lập dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.doc (Trang 86 - 87)

- Phương án 2B: Phát triển hai mỏ Hồng long và Bạch long, sản lượng đỉnh 85 mmcf/ngày, tổng sản lượng khai thác: 824 Bcf.

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN DẦU KHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY

2.2.1 Hoàn thiện quy trình, hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho công tác Lập dự án

lập dự án Dầu khí

Để công tác lập dự án Thăm dò và Khai thác Dầu khí dần đáp ứng được những yêu cầu thực tiên và đạt hiệu quả cao thì Tổn công ty phải phối hợp nhiều giải pháp khác nhau. Từ quá trình phân tích thực trạng công tác lập dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí, đồng thời rút ra được những tồn tại hạn chế và xem xét những nguyên nhân của nó, em mạnh dạn xin đưa ra một số nhóm giải pháp như sau:

2.2.1 Hoàn thiện quy trình, hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho công tác Lập dự án Lập dự án

2.2.1.1Hoàn thiện quy trình lập dự án

Đối với bất kỳ một dự án nào thì quy trình soạn thảo đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác lập dự án. Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp, phân công, bố trí công việc giữa các phòng ban trong Tổng công ty. Do vậy để công tác lập dự án ngày càng hoàn thiện hơn, thì quy trình thực hiên dự án của Tổng công ty cũng phải được đổi mới và hoàn thiện.

Hiện nay, các phòng ban trong Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí hoạt động tương đối độc lập, sự phối hợp giữa các phòng ban là chưa thực sự cao, chưa tập trung năng lực làm việc của các cán bộ trong Tổng công ty khi hoạt động. Làm việc phân tán cũng là một yếu tố cản trở tính hiệu quả của việc điều hành tập trung. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án. Bởi một dự án Dầu khí được lập cần phải trải qua sự phân tích của nhiều phòng, ban, bộ phận, từ ban bộ phận nghiên cứu và phân tích địa chấn, bộ phận phát triển mỏ tại Ban dự án mới, rồi đến ban Công nghệ mỏ, bộ phận kinh tế tại Ban dự án mới đánh giá, Ban Phát triển khai thác, Ban Sức khoẻ và an toàn môi trường, Ban Luật…nên nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, thì thời gian lập dự án sẽ kéo dài và hiệu quả lập dự án không cao, gây nên sự tranh luận thường xuyên giữa các phòng ban. Do vậy Tổng công ty nên lập một ban chuyên môn, bao gồm các đại diện của các phòng, ban, và mỗi khi có dự án thì họp bàn phương hướng làm việc chung trước khi giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị tiến hành. Như vậy, vừa huy động đước năng lực làm việc sáng tạo của tất cả các cán bộ chuyên môn giỏi, vừa phù hợp với phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty. Hơn nữa, nếu có vướng mắc hay sai sót trong quá trình tiến hành, thay vì chỉ một phòng ban tìm cách giải quyết, ý kiến của nhiều chuyên gia trong Tổng công ty sẽ giúp ích cho đơn vị tiến hành tháo gỡ vấn đề.

Ngoài ra, cần tăng cường thực hiện công tác theo dõi giám sát viêc thực hiên quy trình lập dự án bởi vì trên thực tế do không có sự giám sát chặt chẽ của chủ nhiệm dự án nên một số bước trong quy trình lập dự án tiến hành không tốt hoặc có khi bị bỏ qua, hoặc mốt số bước làm chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các bước tiếp theo. Hiên nay, tại Tổng công ty vẫn còn có nhiều các dự án khi lập xong phải chỉnh sửa lại, hoặc gửi lên các cơ quan thẩm quyển phê duyệt bị gửi trả lại vì chưa đạt yêu cầu nên công tác kiểm tra đánh giá đôi khi còn xem nhẹ. Do đó, sau khi hoàn thành dự án các cán bộ làm công tác lập dự án cần kiểm tra đánh giá lại xem có thiếu sót gì không sau dó trình trưởng ban của mình kiểm tra lại. Để khắc phục vấn đề này thì trưởng các phòng ban cần quan tâm hơn nữa đến công tác lập dự án của từng thành viên trong ban mình, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và có chế độ phạt thưởng thích hợp để có được một dự án hoàn chỉnh trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.doc (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w