Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.doc (Trang 66 - 68)

- Phương án 2B: Phát triển hai mỏ Hồng long và Bạch long, sản lượng đỉnh 85 mmcf/ngày, tổng sản lượng khai thác: 824 Bcf.

1.3.7.3Hiệu quả kinh tế

b) Chi phí đầu tư (Capex)

1.3.7.3Hiệu quả kinh tế

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của ba phương án trong trường hợp vay vốn.

Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế trong trường hợp vay vốn

Bảng 3-10

STT Chỉ tiêu ĐVT PA 1 PA 2 PA 3

1 NPV @ 10% Triệu USD 16,0 90,4 133,9

2 IRR % 11,4 16,2 17,6

3 Thời gian hoàn vốn (T) Năm 11,7 9,7 9,4

Bảng 3-6 cho thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đều có kết quả tốt trong cả trường hợp vay vốn. Giá trị hiện tại thuần đều cho kết quả dương, tỷ suất hoàn vốn nội bộ có giá trị lớn hơn tỷ suất vay.

Trong cả hai trường hợp tự đầu tư và đầu tư, kết quả tính toán các phương án đều đảm bảo hiệu quả cho dự án. Để lựa chọn trường hợp tối ưu có thể so sánh kết quả tính toán theo bảng dưới đây.

Bảng 3-11

Chỉ tiêu đầu tưTH tự TH vay vốn So sánh

+,- %

PA 1

NPV @ 10% (Triệu USD) 11,6 16 4,4 137,93

IRR (%) 10,9 11,4 0,5 104,59

Thời gian hoàn vốn

(năm) 11,3 11,7 0,4 103,54

PA 2

NPV @ 10% (Triệu USD) 84,2 90,4 6,2 107,36

IRR (%) 15 16,2 1,2 108,00

Thời gian hoàn vốn

(năm) 9,4 9,7 0,3 103,19

PA 3

NPV @ 10% (Triệu USD) 126,1 133,9 7,8 106,19

IRR (%) 16,2 17,6 1,4 108,64

Thời gian hoàn vốn

(năm) 9,1 9,4 0,3 103,30

Như vậy, trường hợp vay vốn đầu tư có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trường hợp tự đầu tư 100% vốn tự có. Trong tất cả các phương án, giá trị hiện tại thuần và tỷ suất hoàn vốn nội bộ trường hợp vay vốn đều cao hơn so với tự đầu tư vốn. Giá trị PIDC thu thêm trong phương án 1 là 4,4 triệu USD, phương án 2 là 6,2 triệu USD và phương án 3 là 7,8 triệu USD. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ tăng 0,5% đối với phương án 1, tăng 1,2% đối với phương án 2 và tăng 1,4% đối với phương án 3. Thời gian thu hồi vốn sẽ kéo dài thêm khoảng 4 tháng so với trường hợp tự đầu tư. Đây không phải là thời gian quá dài vì như đã biết đời dự án rất lâu, đến 30 năm. Qua việc phân tích trên có thể thấy trường hợp PIDC sử dụng vốn vay khi dự án đi vào giai đoạn phát triển khai thác thì hiệu quả dự án sẽ tăng lên so với tự đầu tư. Vì vậy, việc sử dụng vốn vay là có tính khả thi, giúp Công ty cải thiện hiệu quả đầu tư của mình.

1.3.7.4 Đánh gía

Căn cứ kết quả đánh giá/phân tích kinh tế, việc đầu tư thăm dò khai thác dầu khí Lô 103-107 dự kiến mang lại hiệu quả cho PIDC trong tất cả các phương án. Nếu kết quả khoan thăm dò ở Bạch Long và thẩm lượng ở Hồng Long thành công, dự kiến PIDC thu được lãi ròng chiết khấu (NPV@10%) khoảng 85 triệu USD và tỷ suất doanh lợi nội tại (IRR) đạt 15,1% trong Phương án trung bình (Phương án 2B).

Nếu kết quả thăm dò thẩm lượng thành công tại cả 3 cấu tạo Hồng Long, Bạch Long, Hắc Long (Phương án 3B), dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho PIDC với mức lãi ròng chiết khấu đạt 126,4 triệu USD và IRR 16,2%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở phương án 1B (phương án tối thiểu), nếu kết quả khoan thăm dò tại cấu tạo Bạch Long không thành công, kết quả thăm dò Hắc Long và thẩm lượng Hồng Long có phát hiện, nhà đầu tư vẫn có lãi với NPV @ 10% = 15,1 triệu USD và IRR = 11,2%. Rủi ro thăm dò của dự án được đánh giá là có thể chấp nhận được thể hiện qua chỉ số Giá trị tiền tệ mong đợi chiết khấu EMV@10% = 27,3 triệu USD. Hơn nữa, đây là dự án thăm dò ở trong nước và chi phí rủi ro được chia sẻ với sự tham gia 45% cổ phần của Petronas. Tổng chi phí rủi ro của PIDC phải gánh chịu tương ứng với 55% quyền lợi tham gia là 54 triệu USD.

Khi/nếu dự án đi vào giai đoạn phát triển khai thác, việc sử dụng vốn vay là cần thiết và có tính khả thi và dự kiến sẽ giúp cải thiện hiệu quả đầu tư của PIDC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.doc (Trang 66 - 68)