Tiêu chí xác định trang trại:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 33 - 35)

5. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí xác định trang trại:

5.2. Tiêu chí xác định trang trại:

Không phải Nhà nước bỏ qua hình thức tổ chức sản xuất này, nhưng vì đến trước những năm 2000, do chưa có một sự thống nhất về khái niệm cũng như tiêu chí xác định trang trại nên mang đầy đủ đặc điểm của một đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng chủ trang trại vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước. Thông thường các nhà thống kê vẫn sử dụng những chỉ tiêu định tính hoặc chỉ tiêu định lượng mà tính định lượng không cao và các chỉ tiêu này không được thống nhất trong cả nước.

* Tiêu chí định tính

Có thể dùng tiêu chí này để nhận dạng thế nào là một trang trại, đó là các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn.

- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: Đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.

- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

* Tiêu chí định lượng:

Dùng để phân biệt rõ ràng trang trại, không phải trang trại và để phân loại các trang trại khác nhau. Ngày 23/6/2000 Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê đã ra Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN- TCT; Sau đó ngày 4/7/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Thông tư số 74/TT-BNN về việc sửa đổi bổ sung mục III của thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn xác định tiêu chí kinh tế trang trại5

; Cụ thể như sau:

* Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế trang trại

Hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại đô thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm

5Thông tư số 74/TT-BNN về v iệc sửa đổi bổ sung mục III của thông tư liên t ịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/ 2000 TCTK ngày 23/6/ 2000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.

* Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại

- Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá bình quân 1 năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.

- Đối với hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm.

* Tiêu trí xác định kinh tế trang trại:

Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí định lượng sau đây:

1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm phải đạt từ 40 triệu đồng trở lên/trang trại.

2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.

Quy mô sản xuất của trang trại được xác định như sau:

STT Loại hình trang trại Quy mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)