Kết quả thực hiện Đề án phát triển kinh tế trang trại ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 41 - 43)

II- Cơ sở thực tiễn:

9 Kết quả thực hiện Đề án phát triển kinh tế trang trại ở Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trước hết cần xoá bỏ ngay quan niệm về kinh tế trang trại là phải sản xuất trên những diện tích đất đai rộng lớn nhất. Chúng ta nên nhận định trang trại từ tính chất sản xuất hàng hoá của nó.

- Phải nhanh chóng nâng cao trình độ cơ giới hoá trong các trang trại để sản xuất không bị lạc hậu.

- Trong giai đoạn đầu, cơ cấu sản xuất của các trang trại còn hỗn tạp để tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có, nhưng sau dần chuyển sang cơ cấu mang tính chuyên canh và một loại nông, lâm, đặc sản nhất định.

- Mô hình trang trại gia đình đang và sẽ là loại hình trang trại phổ biến và thích hợp. Nó bao gồm trang trại gia đình tiểu chủ vừa sử dụng lao động gia đình vừa thuê thêm lao động thời vụ và thường xuyên với số lượng khác nhau, được Nhà nước chủ trương khuyến khích. Chính loại lao động tiểu chủ là lực lượng lao động có nhiều tiềm năng sản xuất nông sản hàng hoá hiện nay. Mô hình này có nhiều ưu điểm nổi bật:

+ Có khả năng dung nạp những trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau + Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau

+ Có khả năng dung nạp các cấp độ công nghệ khác nhau

+ Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế khác nhau: Kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác, kinh tế Nhà nước.

Các chính sách phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước sẽ phải tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình nông dân có thể sản xuất theo mô hình này.

- Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, từ yêu cầu đặt ra của công nghiệp hoá, chúng ta có thể vận dụng một cách sáng tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những bài học của các tỉnh bạn, phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, cây lâu năm... ở những nơi có điều kiện xuất khẩu, trang trại trồng cây con cần ít đất, trồng hoa, cây cảnh, làm nấm, nuôi cá cảnh, rắn, ba ba, nhím... có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Về vấn đề phân hoá thu nhập: Có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế trang trại là "Lối làm ăn của người giàu", bởi những nông dân nghèo thì khó mà có đủ vốn để làm trang trại, đồng thời cho rằng không nên khuyến khích loại hình trang trại tư bản tư nhân vì nó có thể dẫn đến sự tư bản hoá sản xuất nông nghiệp. Đúng là nhờ kinh tế trang trại, một bộ phận dân cư đã có mức thu nhập cao hơn hẳn và cũng làm phân hoá giàu nghèo, nhưng thực tế là nó không làm cho những người nghèo nghèo đi và cũng không làm tăng số người nghèo, trái lại còn giải quyết việc làm cho một phần đáng kể lực lượng lao động nữa. Hơn thế, nông nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và nước Việt Nam nói chung còn quá lạc hậu, thu nhập của người nông dân Việt Nam thấp so với thu nhập của nông dân các nước trong khu vực và trên thế giới, vì thế để đuổi kịp họ về trình độ sản xuất, về mức sống dân cư, về khả năng cạnh tranh của nông sản, thì kinh tế trang trại là sự lựa chọn số một, sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)