Các chính sách về vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 100 - 102)

- Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng: Trong những

17 Đề án phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ giai đoạn 2006-2010.

3.2.1.2. Các chính sách về vốn

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội nông thôn nói chung, kinh tế trang trại nói riêng, vốn là nguồn lực quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy vốn đầu tư cho các chủ trang trại thấp (bình quân 102,58 triệu đồng/trang trại) và có sự chênh lệnh lớn giữa các vùng. Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn hơn so với kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hộ vì quy mô sản xuất lớn hơn, phải tiến hành khai hoang, kiến thiết đồng ruộng, mặt nước, trồng rừng, trồng cây dài ngày, làm thuỷ lợi, mua sắm máy móc…Vốn ít, các trang trại chưa có tư cách pháp nhân nên các trang trại chỉ phát triển dần quy mô sản xuất theo phương châm “ Lấy ngắn nuôi dài”, nhiều cơ sở hạ tầng không xây dựng, công cụ sản xuất còn thô sơ. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế trang trại những năm qua phát triển chậm, hiệu quả thấp, nhất là những trang trại có lượng vốn thấp, trong khi nhu cầu đầu tư để mua sắm máy móc, xây dựng các cơ sở hạ tầng của trang trại rất lớn. Nhưng hiện nay các trang trại không muốn vay vốn của ngân hàng vì sử dụng vốn vay hiệu quả thấp, các thủ tục vay, thời điểm vay và thời hạn vay chưa hợp lý. Để khắc phục mâu thuẫn trên cần giải quyết theo các vấn đề sau:

* Một là, cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển kinh tế trang trại. Vốn ngân sách hỗ trợ trang trại tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, điện….Các công trình được đầu tư xây dựng ở bên ngoài trang trại nhưng là cơ sở quan trọng cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Nhà nước hỗ trợ đầu tư là chủ yếu, tuy nhiên trong trường hợp nguồn ngân sách hạn hẹp, nhu cầu xây dựng lớn thì cần tính toán đầu tư có trọng điểm và kết hợp nguồn lực của các trang trại với phương trâm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

*Hai là, Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho các chủ trang trại vay theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho các trang trại theo hai hướng: Tăng vốn cao hơn cho kinh tế hộ, đồng thời tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn; không phân biệt vốn vay giữa các khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đơn giản hoá thủ tục, giảm lãi suất... coi như đó là một phần gián tiếp Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày 22/9/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 423/2000/NĐ-NHNN về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. Theo đó quy định thời gian cho vay phù hợp với thời gian sinh trưởng, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm của cây trồng, vật nuôi, thời gian khấu hao tài sản cố định, thời gian thuê và khả năng của chủ trang trại. Mức ngắn hạn là 12 tháng, trung hạn là 12 - 16 tháng và dài hạn theo dự án đầu tư là trên 60 tháng. Nếu vay từ 20 đến dưới 15 triệu thì không phải thế chấp tài sản, nhưng phải có phương án kinh doanh hiệu quả và phải nộp giấy chứg nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phường là đất đang sử dụng không có tranh chấp.

- Đa dạng hoá các hình thức cho vay và huy động vốn. Các ngân hàng huy động vốn từ tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...; vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và cả vốn ODA, vốn vay thương mại, ngoài ra hàng năm cũng nên dành một phần ngân sách để chuyển sang các tổ chức tín dụng cho vay theo chương trình, dự án19.

- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, đảm bảo một môi trường tài chính, tiền tệ lành mạnh, trong đó giữ vững ổn định tương đối giá trị đồng tiền Việt Nam để tạo điều kiện khuyến khích việc huy động vốn dài hạn phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cần tiến tới việc xoá bỏ quy định về lãi suất trần để tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, thúc đẩy dòng luân chuyển được nhanh hơn.

- Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ phù hợp với đặc điểm của từng loại hình kinh tế trang trại. Đổi mới thủ tục cho vay, thu lãi sao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)