Giải pháp về khoa học công nghệ ở các trang trại:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 105 - 108)

- Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng: Trong những

19 Quyết định 67/QĐ-TT ngày 30/3/99 về một số chính sách ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn

3.2.1.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ở các trang trại:

- Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động khoa học công nghệ từ nghiên cứu đến triển khai. Cần huy động các tiềm năng của các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vào khoa học và công nghệ nông nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu.

- Ngoài chính sách chung về khoa học và công nghệ nông nghiệp, cần có chính sách cụ thể hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ khoa học và công nghệ đối với kinh tế trang trại là lực lượng, là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều nhu cầu và khả năng nhất trong việc ứng dung khoa học và công nghệ nông nghiệp vào sản xuất. Đó chính là công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nâng cao, hướng dẫn cho các trang trại áp dụng các mô hình canh tác tổng hợp có hiệu quả, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ nhất là sử dụng các loại giống mới, có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, khuyến khích hỗ trợ các trang trại có điều kiện về đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật tham gia sản xuất và cung ứng giống.

Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạt động khuyến nông của mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và phương châm tất cả mọi hoạt động khuyến nông đều tác động đến người lao động, đem lại hiệu quả cao nhất.

Cần có chính sách mạnh mẽ để tập hợp được nhiều cán bộ khuyến nông, chuyên môn giỏi, nhiều cán bộ quản lý kỹ thuật, kinh tế và xã hội, những nông dân giỏi trong sản xuất và có kinh nghiệm làm giàu. Đảm bảo công tác khuyến nông đạt chất lượng cao nhưng phù hợp với ngân sách của địa phương. Tiếp tục sử dụng những cán bộ khuyến nông có năng lực chuyên môn và giỏi thực hành biết làm công tác tuyên truyền và vận động quần chúng ở từng xã, trả lương ngân sách. Nhiệm vụ của số cán bộ này là tuyên truyền và phổ biến, hướng dẫn tập huấn các chủ trang trại và người lao động có đủ khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ sử dụng các trang trại thiết bị cơ giới phù hợp trong khâu làm đất, vận chuyển, bơm nước... Bên cạnh ngân sách của Nhà nước đầu tư cho khuyến nông, cần xây dựng các chính sách thu hút vốn của các ngành hàng, các cơ sở sản xuất kinh daonh nông sản, và nguồn tài trợ quốc tế tham gia công tác này. Hiện nay ngành nông nghiệp chỉ hoạt động khuyến nông chung cho cả nông dân giàu lẫn nghèo. Đã đến lúc cần tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân, trang trại sản xuất hàng hoá. Hình thành và mở rộng các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ trang trại theo các ngành sản xuất, đi về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những chuyên đề thiết thực. Mục tiêu của công tác là hướng dẫn các trang trại sử dụng các giống cây, con mới; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm, nhất là bảo quản rau quả nhằm kéo dài thời gian tiêu thụ; áp dụng công nghệ chế biến nông, lâm, hải sản tiên tiến; phân loại và đóng gói sản phẩm tiêu thụ, sử dụng máy móc phù hợp để làm đất, vận chuyển và bơm nước tưới tiêu...

- Chính sách khoa học công nghệ của Nhà nước phải kết hợp những kinh nghiệm, tinh hoa cổ truyền với hiện đại hoá theo hướng cơ giới hoá, tin học hoá, thuỷ lợi hoá, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học trong nước và quốc tế.

- Nhà nước cũng nên tiếp tục tăng cường quản lý và kiểm tra chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp theo pháp lệnh giống cây trồng, vật nuôi, tăng cường kiểm tra, đặc biệt là giống nhập từ các nước, xử lý kịp thời những trường hợp buôn bán hàng giả, giống chất lượng kém thậm chí có nguy cơ gây hại cho cả ngành sản xuất chung để hạn chế rủi ro cho các trang trại và cho toàn ngành nông nghiệp.

- Phát huy vai trò của các phòng ban, trạm, trại của địa phương. Các cơ quan này cần theo dõi sát sao nhu cầu của các trang trại, liên kết với các trang trại để xác định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân trong vùng. Đầu tư xây dựng các vườn ươm nhân giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn phát triển trang trại, thậm chí khuyến khích loại hình trang trại kinh doanh hình thức này để đảm bảo cung cấp đủ giống tốt tại chỗ cho các trang trại.

- Tổ chức đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng. Khuyến khích cá nhân, tập thể mở rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trao đổi, hợp tác với nước ngoài, có chính sách đãi ngộ thoả đáng với những sáng tạo công nghệ và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất.

- Đối với công nghiệp chế biến, trên cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung, các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nguồn vốn 135, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến công nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến với các trình độ sản xuất khác nhau để tăng lượng nông sản qua chế biến, phục vụ nhu cầu đa dạng không chỉ của trong vùng mà còn của các vùng khác. Đối với các loại nông sản xuất khẩu thì phải đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)