Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 40 - 41)

II- Cơ sở thực tiễn:

3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đất đai rộng lớn với nhiều loại địa hình và vùng khí hậu khác nhau: Đồng bằng, Trung du, miền núi, vùng cao. Thực tế cho thấy mô hình kinh tế trang trại ở Thái Nguyên trong những năm qua sản xuất có hiệu quả. Các trang trại của tỉnh Thái Nguyên có quy mô nhỏ, phổ biến quy mô bình quân trên dưới 1ha. Nhưng các trang trại của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế, như đảm bảo tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung), vẫn thường xuyên được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Thái Nguyên chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia đình. Trong những năm kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, hàng năm tỉnh Thái Nguyên đã dành một nguồn kinh phí không nhỏ để phát triển kinh tế trang trại, tạo cơ chế, chính sách về vốn, đất đai và các điều kiện khác để thúc đẩy trang trại phát triển, đến nay toàn tỉnh Thái Nguyên có 381 trang trại, chủ yếu là các trang trại gia đình. Để phát triển trang trại trong năm qua tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch xác định các khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi chính , phát huy thế mạnh của từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật… phù hợp với điều kiện của từng huyện. Giải quyết các vấn đề chuyển dịch đất đai tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước9

.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010.pdf (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)