Nguyễn Tiến Mạnh Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam NXB Nông nghiệp 1999.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 25 - 27)

Chi phí sản xuất lúa của Việt Nam hiện thấp hơn Thái Lan từ 10 - 20% do việc sử dụng có hiệu quả đất đai, năng suất lúa bình quân cao. Theo bảng trên, mặc dù diện tích đất canh tác chỉ có 4,2 triệu ha so với 9,2 triệu ha của Thái Lan, nhưng hệ số quay vòng đất của Việt Nam là 1,6 trong khi con số này của Thái Lan chỉ là 1,2 nên diện tích gieo trồng thực tế của Việt Nam đạt 6,76 triệu ha so với 10,1 triệu ha của Thái Lan. Việc sử dụng nhiều phân bón và quay vòng đất nhanh đã đưa năng suất lúa của Việt Nam cao gần gấp đôi so với Thái Lan. Hơn nữa, giá cả một số vật tư đầu vào cho sản xuất lúa của Việt Nam cũng thấp hơn Thái Lan. Tất cả các yếu tố trên góp phần hạ giá thành sản xuất lúa của Việt Nam thấp hơn Thái Lan. Chi phí sản xuất lúa của Thái Lan trước 1997 vào khoảng 165 - 175 USD/tấn (tỷ giá 25 bath/1USD). Năm 1998, do trượt giá 1 USD bằng 35 bath thì giá thành sản xuất lúa của Thái Lan là 115 - 120 USD. Trong khi đó, theo tính toán của Viện Kinh tế Nông nghiệp thì giá thành sản xuất lúa ở Việt Nam năm 1998 vào khoảng 1250 đến 1600 VND tương đương 90 - 115 USD/tấn2.

2 Nguyễn Tiến Mạnh - Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam - NXB Nông nghiệp 1999. Nam - NXB Nông nghiệp 1999.

Một lợi thế khác của gạo Việt Nam tại EU là giá gạo của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá gạo của Thái Lan. Trước đây, giá gạo Thái Lan cùng phẩm cấp vẫn thường cao hơn giá gạo Việt Nam từ 35 - 80 USD/tấn. Những năm gần đây, khoảng cách này đã được thu hẹp dần. Giá gạo bình quân của Thái Lan là 255USD/1 tấn còn của Việt Nam là 221 USD/tấn. Như vậy giá gạo Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo Thái Lan 13%.

Bảng 9: Giá gạo xuất khẩu FOB ngày 24/4/2003 của Thái Lan và Việt Nam.

Loại gạo Giá xuất khẩu của Thái Lan Giá xuất khẩu của Việt Nam

5% tấm 193 178

10% tấm 190 174

15% tấm 187 169

25% tấm 171 164

Nguồn: Giá hàng hoá thế giới - Thị trường - số 107/2003.

Tiếp theo, việc thay đổi cơ cấu chất lượng lúa gạo xuất khẩu cũng tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào EU. Vì thị trường EU rất khó tính nên gạo xuất khẩu vào đây phải là gạo 5% tấm, còn loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp thì không được phép xuất khẩu vào EU. Cho đến năm 1998, loại gạo tấm 5% - 10% của Việt Nam đã vươn lên chiếm tỷ trọng 53,1% 3 trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu. Điều này cho phép Việt Nam xuất khẩu sản lượng gạo cao hơn vào EU.

Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm mạnh, gạo Việt Nam vẫn mắc phải một số yếu kém giảm hẳn sức cạnh tranh với gạo Thái Lan. Thứ nhất là chất lượng gạo Việt Nam kém hơn hẳn so với gạo Thái Lan. Cũng là gạo 5%, 25% tấm, nhưng gạo Thái Lan ngon hơn gạo Việt Nam. Do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của EU nên gạo Việt Nam thường bị ép giá. Thứ 2, chênh lệch giá giữa giá gạo trong nước và giá gạo giao tại cảng khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao. Ví dụ: Chi phí tại cảng đẩy giá xuất khẩu gạo lên, từ đó, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thứ 3, lượng gạo tổn thất sau thu hoạch ở nước ta khá cao, khoảng 15%, tức là giá có thể bị đẩy lên tới 15%. Ngoài ra, cơ chế điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng bộc lộ những nhược điểm như hạn ngạch xuất

khẩu giao từ đầu năm khi lượng lúa sản xuất trong năm chưa biết rõ, nên liên tục phải điều chỉnh kế hoạch, nhiều trường hợp phải huỷ hợp đồng đã ký.

Một mặt hàng nông sản của Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan nữa là rau quả, bao gồm: rau, hoa quả tươi, quả có múi, hoa quả đóng hộp (dứa, dưa chuột, đu đủ,…). Hiện nay, mặt hàng này của Việt Nam mới chỉ đang chiếm dưới 5% thị phần tại thị trường EU trong khi thị phần của Thái Lan tại thị trường EU gấp 3 lần thị phần của Việt Nam. Xuất khẩu rau quả của Thái Lan đạt giá trị hơn 800 triệu USD vào năm 2002 còn của Việt Nam là 201 triệu USD. Sở dĩ, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan như vậy không phải là do trong nước không sản xuất được. Thực tế, hàng năm cả nước sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn trái cây và 5 triệu tấn rau thì xuất khẩu chỉ chiếm 15 - 20% trong giá trị tổng sản phẩm vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa thể thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Rau quả Việt Nam chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc (60%), Nhật Bản (7,2%), EU (6,5%), Bắc Mỹ (4%) 4 .

Theo tiến sĩ Roger H. Ford - chuyên gia của "Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam" (VNCI) - "Năng lực cạnh tranh không phải là nguồn tài nguyên dồi dào, không phải là nguồn nhân công rẻ, những ưu đãi của Chính phủ. Năng lực cạnh tranh là sự tăng năng suất một cách bền vững và được xây dựng bằng mối liên kết ngành. Mà đó là điều ngành trái cây Việt Nam còn

thiếu".

Thực tế, diện tích trồng cây ăn trái Việt Nam chưa có kế hoạch qui hoạch tổng thể trên qui mô cả nước. Do đó, rau quả của Việt Nam năng suất thấp, chất lượng kém, không đồng đều, giá thành sản phẩm cao, chưa có nhiều giống tốt, qui trình canh tác, chăm bón lạc hậu, sâu bệnh nhiều, chưa đảm bảo được yêu cầu rau quả sạch. Tổ chức và kỹ thuật thu hái, vận chuyển - bảo quản chưa tốt, gây tổn thất lớn sau thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tăng giá thành sản phẩm, do đó tiêu dùng trong nước là chính. Hạn chế lớn nhất vẫn là ý thức của các thương gia Việt Nam, họ chỉ biết mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn phá giá lẫn nhau,… trong khi thị trường EU đòi hỏi lượng hoa quả xuất sang phải đồng đều về chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, … Đặc biệt, xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam là rất quan trọng. Các sản phẩm rau quả Việt Nam nếu dán nhãn ghi rõ thương hiệu, xuất

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w