xứ, tiêu chuẩn chất lượng,…sẽ tạo niềm tin rất lớn đối với người tiêu dùng EU và gây được chữ tín cho các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam về mặt dài hạn.
Ý thức được hàng loạt các điểm yếu trên, Việt Nam đã đề ra nhiều chiến lược phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, phải có được thương hiệu đặc sản, từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường EU. Quan trọng nhất là hình thành liên kết ngành giữa các Công ty sản xuất và xuất khẩu cùng chủng loại, giữa các ngân hàng, Công ty bảo hiểm, tổ chức kiểm dịch, quản lýý chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả Việt Nam với rau quả của Thái Lan.
Điểm khác biệt giữa rau quả xuất khẩu của Việt Nam và rau quả xuất khẩu của Thái Lan là: tỷ lệ rau quả chế biến của Thái Lan cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, trong khi rau quả Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là rau quả tươi, còn đã qua chế biến thì chỉ có dứa đóng hộp, dưa chuột muối,… Tuy nhiên, ngành sản xuất rau quả của Thái Lan hiện nay cũng vấp phải một số vấn đề về chất lượng và an toàn. Một số vấn đề an toàn thực phẩm chính mà Thái Lan gặp phải là các nhà sản xuất thực phẩm và nông dân không thựchiện đầy đủ các qui định trong hiệp định về vệ sinh thực phẩm (SPS), các sản phẩm có vi sinh học hoặc tồn dư hoá chất ở các mức không thể chấp nhận được. Các vấn đề khác cũng bao gồm thiết bị kiểm tra hạn chế và hệ thống chứng nhận đối với rau quả tươi và chế biến còn yếu kém. Ngoài ra, nguồn cung cấp hoa quả cho các nhà chế biến hoa quả Thái Lan vẫn chưa được chắc chắn. Có thể do thời tiết mà vào nhiều thời điểm, các nhà chế biến phải chờ nguồn cung cấp hoa quả mới tiếp tục sản xuất được.
Như vậy việc sản xuất và xuất khẩu rau quả của Thái Lan không phải là không có điểm yếu. Cả Việt Nam và Thái Lan đều cố gắng đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, an toàn để có thể xuất khẩu rau quả vào EU. Việt Nam hiện đang xuất rau quả sang EU với một lượng nhỏ hơn rất nhiều so với Thái Lan nên ở một khía cạnh nào đó, cơ hội để Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn trên cũng dễ dàng hơn Thái Lan. Trong tương lai, rau quả Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục cạnh tranh với rau quả Thái Lan vì mới đây, Bộ Nông nghiệp và các Hợp tác xã Thái Lan đã ký hiệp định với Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc về việc nhận sự giúp đỡ của FAO về kỹ
thuật trong đào tạo và lập chương trình kiểm soát có hiệu quả nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế đối với rau quả xuất khẩu của Thái Lan. Cụ thể, FAO sẽ giúp đỡ về chuyên môn để đảm bảo sản xuất rau quả tươi và chế biến của Thái Lan đáp ứng được hiệp định về vệ sinh thực phẩm của WTO và các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Uỷ ban mà thực phẩm của FAO/ WHO. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cũng nên sớm ký kết một hiệp định tương tự như hiệp FAO - Thái Lan đề nghị FAO giúp đỡ Việt Nam nâng cao chất lượng rau quả, đạt tiêu chuẩn WTO để được thị trường EU chấp nhận.
Cạnh tranh về cao su xuất khẩu với Thái Lan, Indonêsia, Malaysia.
Năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu 449 nghìn tấn cao su với trị giá 268 triệu USD, trong đó xuất sang EU 56 nghìn tấn (chiếm 12,5% tổng sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam)5 . Tuy sản lượng cao xuất khẩu tăng đáng kể so với năm 2001 nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với sản lượng xuất khẩu của Thái Lan, Indonêsia, Malaysia.
Bảng 10: Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên.
(Đơn vị: 1000 tấn) Năm 2001 2002 Xuất khẩu 4.844 4.520 + Thái Lan 2.252 2.050 + Indonêsia 1.430 1.320 + Việt Nam 297 449 + Malaysia 151 139 + Liberia 129 131 Nhập khẩu 4.844 4.520 + Hoa kỳ 965 970 + Trung Quốc 830 840 + Nhật Bản 740 755