Báo cáo kết qủa nghiên cứu đề ti "Nghiên cà ứu một số loại lương thực, nông sản chính v cá cà

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 42 - 45)

Hơn nữa sự tách rời giữa cơ sở chế biến và nguồn nguyên liệu đã làm phát sinh các khâu trung gian: thu mua, vận chuyển… làm tăng chi phí và giá thành phẩm. Một vấn đề khác nữa là việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản. Nông sản, nhất là nông sản thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sức khoẻ và đời sống con người. Vì thế chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường thế giới, nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên hiện nay sản xuất nông sản ở Việt Nam vẫn chưa chú trọng lắm đến chỉ tiêu này, do đó nhiều lô hàng bị ách lại vì không đảm bảo được các tiêu chí này.

3.3.3. Trong khâu tổ chức thị trường.

Do thiếu mối liên kết giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu trong nước cũng như giữa người xuất khẩu trong nước với đầu mối bên ngoài nên các nhà xuất khẩu Việt Nam không thể nắm được tổng cung - tổng cầu là bao nhiêu để có thể đáp ứng đủ về số lượng, điều chỉnh về giá cả có lợi nhất cho mình. Nguồn cầu phân tán dẫn đến nguồn cung cũng bị chia nhỏ lẻ, thậm chí có Doanh nghiệp thừa hàng nhưng có Doanh nghiệp lại thiếu hàng để xuất khẩu.

Như vậy, là các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn không xuất khẩu được không phải là do không có nguồn cầu mà do nguồn cung không có sự thông thống nhất với nhau.

Đặc biệt, thông tin về nhu cầu thị trường trường EU đến từ nhiều nguồn nên rất cần sự đánh giá, nhận định chung của các nhà xuất khẩu Việt Nam để tìm ra thông tin chính xác nhất. Tuy nhiên, ngay ở mặt này cũng nảy sinh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Doanh nghiệp, Doanh nghiệp này dấu thông tin không cho Doanh nghiệp kia biết. Sự mập mờ này cuối cùng dẫn đến thiệt hại cho chính các Doanh nghiệp do các Doanh nghiệp tự gìm giá của nhau xuống, cản trở lượng hàng xuất của nhau trong khi đáng lẽ các Doanh nghiệp thừa khả năng hỗ trợ lẫn nhau hoạt động động hiệu quả hơn.

Hơn thế nữa, do không nắm được tổng cung - tổng cầu hàng nông sản, nên không có sự tập trung giao hàng tại một mối mà phải thông qua 1 nước thứ 3 làm trung gian làm giá thành bị kéo lên do các chi phí vận chuyển, dịch vụ lưu kho, bãi,…

3.3.4. Chính sách của Nhà nước. * Chính sách đối ngoại.

Hiện nay, trong khối EU, Việt Nam mới chỉ có quan hệ bạn hàng quan trọng với 4 nước là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan. Còn với các thành viên khác, hầu như Việt Nam chưa chú trọng mở rộng mối quan hệ lắm. Sự thiếu vắng các chuyến thăm cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới các nước này đã làm giảm cơ hội mở rộng thị trường cho Việt Nam và bằng chứng là hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang những thị trường này hầu như không đáng kể. Sự giúp đỡ qua lại về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản mà các nước này dành cho Việt Nam là chưa có. Đây là là cái Việt Nam thiếu và rất cần tranh thủ được càng nhiều càng tốt từ các nước EU.

* Chính sách thuế.

Thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị, máy móc sản xuất, chế biến nông sản còn rất cao. Điều này cản trở các nhà sản xuất, chế biến trong nước đầu tư tự đổi mới dây chuyền sản xuất do lo lắng khấu hao máy móc quá lớn sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.

Thuế xuất khẩu mặt khác vẫn chưa được ưu đãi cộng với một lô các khoản lệ phí xuất khẩu khác như lệ phí hải quan, lệ phí tra cứu nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí lưu kho, lưu bãi,… đang tiếp tục là gánh nặng cho các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam.

* Chính sách hỗ trợ tín dụng trong sản xuất và xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Sản xuất nông nghiệp mang nặng tính thời vụ và bị ảnh hưởng lớn do thời tiết nên vấn đề thiếu vốn sản xuất thường xuyên xảy ra với người dân. Nhưng nếu người dân vẫn cứ phải đến ngân hàng vay với lãi suất thông thường là 9 - 12%/ năm là quá cao so với mức thu nhập từ sản xuất của họ. Thậm chí, nếu không may mùa màng thất bất thì không những họ bị lỗ mà còn không có khả năng hoàn trả ngân hàng. Do đó, họ không cảm thấy được tính hiệu quá trong sản xuất nếu họ cứ phải đi vay với lãi suất cao như vậy.

Đối với các nhà xuất khẩu, họ cần vay ngân hàng trong thời gian lâu do nhu cầu dự trữ xuất khẩu trong hoàn cảnh có sự thay đổi đột ngột của thị trường EU hay do nhu cầu tập trung hàng xuất khẩu ở kho ngoại quan của

một nước khác để phục vụ xuất khẩu kịp thời. Tuy nhiên, nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ về thời gian và không gian trong tín dụng cho nhóm đối tượng này, vô hiệu hoá các nỗ lực của các nhà xuất khẩu nông Việt Nam.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 42 - 45)