Giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 48 - 50)

2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.

2.1.1 Giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước.

Nguyên nhân có tính bao trùm cản trả khả năng xuất khẩu hàng nông sản là do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối lượng phân tán, nhỏ bé, mẫu mã không hấp dẫn,… Nguyên nhân này mang

tính chủ quan, gắn liền với khâu tổ chức sản xuất trong nước. Do đó, giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.

Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo

vùng nguyên liệu có chất lượng cao gắn với hệ thống tiêu thụ phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Xác định và qui hoạch đầu tư một cách đồng bộ các vùng sản xuất chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Vùng lúa gạo chất lượng cao cho xuất khẩu với khoảng 1,0 triệu ha ở ĐBSCL và khoảng 300.000 ở ĐBSH, dự kiến hàng năm làm ra 70% gạo xuất khẩu có chất lượng cao. Vùng cà phê thâm canh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ khoảng 700.000 ha; vùng cao su Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ khoảng 300.000 ha; vùng chè miền núi phía Bắc khoảng 100.000 ha; vùng điều tập trung thâm canh ở Duyên Hải miền trung, Đông Nam Bộ với diện tích khoảng 300.000 ha

Nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học

công nghệ, tập trung cho công tác lai tạo giống, tạo ra những giống có năng suất chất lượng cao.

Đối với lúa, hiện nay đã đưa vào sản xuất trên 100 giống mới khác nhau và được gieo trồng 80 - 90% diện tích gieo trồng lúa cả nước, đã góp phần đáng kể làm tăng sản lượng lương thực. Việc lựa chọn cơ cấu thích nghi trên các vùng sinh thái là cần thiết, song do nhu cầu gạo trên thế giới là hạt dài nên cần tăng cường công tác nghiên cứu về giống để có giống đáp ứng xuất khẩu theo tiêu chuẩn này để nâng sức canh tranh về gạo Việt Nam trên thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

Đối với cà phê, do chất lượng hiện nay không đồng đều, cần thực hiện chương trình lai ghép, cải tạo rộng lớn trong sản xuất, thay thế cơ bản diện tích số cây cho năng suất thấp, quá nhỏ và bị bệnh gỉ sắt bằng cây dầu dòng được đánh giá tốt. Đặc biệt do nhu cầu nhập khẩu cà phê Arabica của EU tăng trong khi cà phê Robusta ngày càng không được EU ưa chuộng nữa, Việt Nam cần nghiên cứu để sớm mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica đáp ứng nhu cầu của EU.

Tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu, chuẩn bị

Trong khâu thu mua, doanh nghiệp cần phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm một cách nghiêm túc vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng nông sản xuất khẩu. Kết thúc khâu thu mua doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng bảo quản vì hàng nông sản là loại hàng dễ bị xuống cấp.

Để thực hiện giải pháp này, hiện nay Việt Nam đang thực hiện mô hình liên kết 4 nhà là Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông và Nhà kinh doanh trong sản xuất và kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nông là người làm ra sản phẩm, song để nâng cao số lượng, chất lượng, chủng loại các sản phẩm thì phải dựa vào các Nhà khoa học. Làm ra nhiều, chất lượng cao, song chỉ cung ứng trong phạm vi làng xã cũng khó trở thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, mà phải có sự hỗ trợ tiêu thụ ra phạm vi toàn cầu của các doanh nghiệp thương mại. Nhà nước ở đây vừa có vai trò tạo ra cơ chế, tạo pháp lý và tháo gỡ trở ngại đặt ra của Nhà nông trong quá trình sản xuất, đồng thời là trọng tài giám sát việc thực thi trách nhiệm của Nhà khoa học, Nhà kinh doanh và người dân. Phấn đấu để mọi nông sản xuất khẩu phải có sự hội đủ trách nhiệm của 3 Nhà. Trong tương lai, mô hình này nên tiếp tục được phát huy.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w