Trade Policy Review The European Union, 2000.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 39 - 40)

thì sẽ cho ra sản phẩm với sản lượng cao và chất lượng tốt hơn nhiều so với nguồn giống kém phẩm chất.

Trong những năm qua, mặc dù sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản đã có những bước phát triển tích cực, nhưng công tác giống vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều đó lí giải một phần tại sao chất lượng gạo, cà phê, chè xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn các nước đối thủ. Chẳng hạn, gạo xuất khẩu của Việt Nam thường không đạt được độ thon dài, các thông số sinh hoá: tỷ lệ prôtêin, tỷ lệ amilôzơ, độ bạc bụng như sản phẩm gạo của Thái Lan. Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Việt Nam không thiếu những giống lúa đặc sản: gạo tám thơm, gạo tám xoan, gạo nếp cái hoa vàng. Tuy nhiên các giống lúa đặc sản cổ truyền này mặc dù có hương vị thơm, chất lượng cơm tốt, song kích thước và hình dạng hạt lại nhỏ, không phù hợp với thị trường gạo hạt dài thế giới. Trong khi đó, các giống lúa nhập nội, các giống lúa mới, dù cho năng suất cao, hạt dài song chất lượng cơm lại kém hơn.

Nguyên nhân của tình trạng này là do khả năng nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nông nghiệp còn thấp. Các viện nghiên cứu, các trường Đại học được đầu tư thấp và mức độ liên kết, phối hợp giữa các đơn vị này còn yếu. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tổng chi phí cho một cán bộ nghiên cứu Việt Nam một năm chỉ bằngg 9% suất đầu tư của Inđônêxia và Thái Lan; 2,5% suất đầu tư của Malayxia. Với mức đầu tư thấp như hiện nay, phần chi lương, hoạt động của bộ máy đã chiếm 60% tổng chi phí, thực chi cho đề tài chỉ 37% 13. Thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu, cũ kĩ. Công tác thông tin yếu kém. Nguồn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới chưa được thu thập, phân tích và chuyển giao đầy đủ, kịp thời cho người sản xuất. Vì vậy, nhiều loại sản phẩm dù Việt Nam có tiềm năng nhưng sự thua kém về khoa học kỹ thuật làm cho hàng hoá kém khả năng cạnh tranh.

Một nguyên nhân khác là tính phân tán, manh mún của sản xuất nông nghiệp Việt Nam không tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống tốt vào sản xuất đại trà do chi phí tốn kém mà mỗi hộ nông dân cá thể không thể tự mình đài thọ được.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w