0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đặc điểm bộ máy quản lý:

Một phần của tài liệu VỐN KINH DOANH VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HUY SƠN.DOC (Trang 31 -33 )

1. Một vài nét chính về tình hình sản xuất kinh doanh: Quá trình hình thành và phát triển:

1.2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý:

Bộ máy quản lý của cơ quan do Giám đốc quyết định theo điều lệ của công ty phê duyệt đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước.

Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp vắng mặt, Giám đốc được uỷ quyền người thay mặt là phó giám đốc.

Giúp việc giám đốc là phó giám đốc. Các phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các phần việc được giao.

Tổ chức bộ máy của công ty

+Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty do giám đốc của công ty quyết định và quy định chức năng, nhiệm vụ dân sự trên cơ sơ tuân thủ các quy định của nhà nước, thành phố. +Tổ chức công ty gồm các phòng ban tham mưu giúp việc và các bộ phận sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty và hạch toán trong công ty.

Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và giám sát hoạt động của công ty. Là người

đại diện cho nhà nước vừa đại diên cho công nhân viên và là người có quyền cao nhất quyết định chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Văn phòng: Thay mặt Giám đốc giao dịch với các cơ quan truyền đạt lại những quy

định của Giám đốc về lĩnh vực hành chính, tổ chức in ấn lưu trữ tài liệu của công ty. Bố trí lịch làm việc của Giám đốc và các phòng.

Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp Giám

đốc có các quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch kinh doanh có vai trò lớn trong việc giúp Giám đốc xây dựng chiếm lực phát triển kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch giá thành. Thực hiện việc bình ổn giá các sản phẩm. Thực hiện nhiệm vụ thống kê và thông tin kinh tế nội bộ. Lập kế hoạch triển khai.

Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ khoả sát thị trường trong và ngoài nước về mặt

hàng xuất nhập khẩu, đàm phán ký kết các hợp đồng về xuất khẩu hàng hoá. Giúp Giám đốc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất, cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trực tiếp quan hệ với bạn hàng nước ngoài. Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá

Phòng quản lý kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và nghiên cứu

các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó dưa ra các chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và còn phải quản lý nhân viên của đơn vị.

Phòng tài chính kế toán: Giúp Giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán, tập

trung toàn bộ thu chi, chi ngoại tệ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn thu, chi tiền mặt, tiền séc liên quan đến hoạt động SXKD của toàn công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy định của Nhà nước. Lập các kế hoạch về tài chính

Phòng đại lý bán lẻ phụ tùng: Tổ chức bán lẻ cho mọi người dân trong và ngoài

thành phố. Xây dựng và mở rộng chiếm lực marketing nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng

Một phần của tài liệu VỐN KINH DOANH VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HUY SƠN.DOC (Trang 31 -33 )

×