BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN.doc (Trang 54 - 55)

- Tỷ suất LNVCĐ: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ rõ nét nhất

BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU

CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

So sánh

Số tuyệt đối Số tương đối

1 2 3 4 5

1.Phải thu của

khách hàng 1,595,109,837 2,989,113,164 1,394,003,328 46.64

2.Trả trước cho

người bán 334,237,916 525,944,250 191,706,335 57.36

3.VAT được

khấu trừ 1,432,886 1,778,402,727 1,776,969,842 99.92

4.Phải thu nội bộ 5.Phải thu khác 8,906,229,377 6,234,691,967 (2,671,537,410) (42.84) 6.Dự phòng phải thu khó đòi Tổng cộng 10,837,010,014 11,528,152,108 691,142,094 6.38

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.)

Trong đó số liệu của các cột được tính như sau :

- Cột 2: (Số ĐN 2002 + Số CN 2002)/2

- Cột 3: (Số ĐN 2003 + Số CN 2003)/2

- Cột 4: Số tuyệt đối = cột (3) - cột (2)

- Cột 5 : Số tương đối = cột (3) / cột (2) * 100

Các khoản mục trong khoản phải thu không đồng đều. Cụ thể:

1.Khoản phải thu của khách hàng năm 2003 so với năm 2002 tăng là

1.394.003.328đ với tỷ lệ tăng 46,64%. Điều này cho ta thấy vốn của Công ty đã bị chiếm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn cho sản xuất kinh

doanh do đó về vấn đề này Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi thật nhanh các khoản phải thu để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty thì đồng vốn mới sinh lời.

2.Trả trước cho người bán năm 2003 so với năm 2002 tăng là 191.706.335đ

với tỷ lệ tăng 57,36%. Đây là khoản mà doanh nghiệp phải ứng trước tiền khi mua hàng năm sau cao hơn năm trước. Phản ánh tình hình doanh nghiệp trong quá trình mua hàng một số hàng hoá phải có tiền đặt cọc, đây là nhân tố dễ dẫn dến tình trạng mát vốn nếu bạn hàng không hoặc chuyển hàng đến chậm như hợp đồng ký kết, mặt khác nếu là vốn vay thì doanh nghiệp phải trả lãi vay

3.VAT được khấu trừ năm 2003 so với năm 2002 tăng là 1.776.969.842đ với

tỷ lệ tăng 99,92%. Điều này cho thấy thuế VAT đầu vào được khấu trừ cả 2 năm của công ty là tương đối lớn, nhưng năm sau lại cao hơn năm trước. Từ đó có thể thấy rằng thuế VAT được khấu trừ thực ra là doanh nghiệp ứng trước cho người mua những sản phẩm của công ty mà sau này trong quá trình kinh doanh khi xuất bán hàng hoá, dịch vụ thì công ty được khấu trừ. Vậy xét về hiệu quả thì năm sau ứng tiền nhiều hơn năm trước là một nhược điểm của công ty.

4.Phải thu nội bộ năm 2002 và năm 2003 không phát sinh

5.Phải thu khác năm 2003 so với năm 2002 giảm là 2.671.537.410đ với tỷ lệ

giảm 42,84%. Điều này cho thấy đây là ưu điểm của công ty bởi vì khoản này giảm tức là khoản VLĐ của công ty bị chiếm dụng đã được giảm bớt và từng bước công ty kiểm soát được lượng vốn này.

Tóm lại xét về tổng thể các khoản phải thu thì công ty đã quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả và triệt để, công ty đã để một lượng vốn lớn bị chiếm dụng do đó công ty cần xem xét xem có khoản phải thu nào thành nợ khó đòi không hay chỉ là các khoản bán hàng nhưng chưa thu được tiền do thoả thuận với khách hàng để có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu hồi tiền về sử dụng cho các hoạt động sản xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN.doc (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w