HÀNH ĐỘNG TRONG KHI CHỜ ĐƯỢC CỨU HỘ

Một phần của tài liệu Sổ tay huấn luyện an toàn hàng hải (Trang 29 - 32)

HÀNH ĐỘNG KHI ĐẾN GẦN CÁC PHƯƠNG TIỆN CỨU HỘ.

Phải tìm mọi cách tiếp cận càng gần càng tốt các phương tiện xung quanh để làm cho công việc cứu hộ được dễ dàng hơn . Phải sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có trên bè để gây sự chú y ́. Tuy nhiên khi sử dụng pháo hiệu cần chú ý rằng số lượng pháo hiệu có hạn và chỉ được sử dụng khi có thể có ai đó quan sát được .

Có thể sử dụng đuốc hiệu , quả mìn khói , thuốc nhuộm màu (nếu có) vào ban ngày và pháo hiệu dù vào ban đêm . Thỉnh thoảng ta sử dụng gương phản xạ mặt trời, kể cả vào ban đêm ta cũng có thể sử dụng để phản xạ lại các tín hiệu từ đèn pha. Phải tiếp tục gửi các tín hiệu cấp cứu cho đến khi các phương tiện cứu hộ có tín hiệu phản hồi rõ ràng rằng họ đã nhận được tín hiệu cấp cứu của mình .

Đôi khi có trường hợp ban đầu là một máy bay tìm kiếm – cứu nạn bay qua sau đó mới xuất hiện phương tiện cứu hộ thực sự . Khi đó phải nhớ rằng quan trọng là phải giữ lại một vài pháo hiệu cứu sinh để gây chú ý cho phương tiện cứu hộ chính .

VIỆC ĐIỀU KHIỂN PHAO BÈ

Phao bè được thiết kế để trôi dạt với tốc độ nhỏ nhất dưới tác động của dòng và gió . Việc này giúp cho việc tìm kiếm được nhanh hơn vì phao bè sẽ không xa vị trí tàu bị nạn lắm.

Cấu tạo phao bè có 4 “túi nước” phía dưới đáy giúp cho bè được cân bằng hơn đồng thời giảm bớt tốc độ trôi dạt của be ̀.

Có hai neo nổi trên mỗi phao bè , một được buộc sẵn vào phao bè sẵn sàng để sử dụng ngay. Nếu phải sử dụng cả hai neo nổi thì phải bố trí dây lèo của chúng có chiều dài khác nhau tránh bị rối .

SỬ DỤNG MÁI CHÈO

Trên bè có bố trí một đôi mái chèo dùng để đẩy bè đi những quãng đường ngắn . Vị trí của mái chèo được đặt ở cửa bè . Sử dụng dễ dàng hơn nếu có một người giữ đuôi cọc chèo .

KHI ĐƯA BÈ VÀO BỜ (tham khảo bảng tín hiệu cứu hộ)

Khi bè dạt vào gần bờ, đặc biệt khi nương theo sóng phải giữ neo nổi ở khoảng cách càng xa càng tốt. Không được đứng ở cửa bè vì có thể sẽ bị mất thăng bằng và ngã xuống biển khi bè va phải đá. Phải ngồi xuống và giữ trọng tâm bè càng thấp càng tốt .

Không bao giờ bỏ bè để cố gắng bơi vào bờ khi biển động . Bè bơm hơi sẽ an toàn cho con người hơn trong bè cứng khi va đập với đá ngầm. Với độ nổi lớn phao bè có khuynh hướng cưỡi trên sóng như ván lướt .

CHÚ Ý: Khi dạt lên một bãi biển hoang vắng, một chiếc phao bè nguyên vẹn sẽ cung cấp một chỗ trú ngụ an toàn.

6.11 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC HUẤN LUYỆN.

Biết rõ các tín hiệu khẩn cấp .

Dán qui trình thả phao bè ở những chỗ thích hợp trên tàu . Đọc các chỉ dẫn và thực tập về cứu sinh trên biển .

Hiểu được các bước phải làm ngay khi ở trên phao be ̀. Giải thích mục đích và cách sử dụng của neo nổi .

Giải thích được tư thế H.E.L.P và việc giữ ấm khi bị nạn trên biển.

Ý CHÍ PHẢI SỐNG.

Việc giữ vững tinh thần là cực kỳ quan trọng. Một số người thường phó thác tính mạng cho số phận và từ bỏ hy vọng sống. Họ thực sự nằm thác tính mạng cho số phận và từ bỏ hy vọng sống. Họ thực sự nằm xuống chờ chết .

Phản xạ sẽ trở nên chậm chạp khi con người bị đói, khát và kiệt sức. Tuy nhiên phải giữ vững cảnh giới nếu không bạn sẽ không kịp phản Tuy nhiên phải giữ vững cảnh giới nếu không bạn sẽ không kịp phản ứng khi máy bay hoặc các phương tiện tìm kiếm đi qua.

Sự sợ hãi cũng gây ảnh hưởng đến phản xạ của bạn .

Sợ hãi là biểu hiện của sự kém hiểu biết, bởi vậy nó có thể vượt qua được khi bạn hiểu rõ các trang bị của mình, cách sử dụng chúng hiệu được khi bạn hiểu rõ các trang bị của mình, cách sử dụng chúng hiệu quả nhất và tin cậy vào khả năng bản thân.

Phao bè có thể là bảo đảm về mặt kỹ thuật, nhưng ý chí quyết tâm phải sống của những người trên bè mới quyết định sự tồn vong. sống của những người trên bè mới quyết định sự tồn vong.

Nên nhớ rằng không ai có thể sống sót nếu không biết cách vượt qua tai họa của mình. họa của mình.

CHƯƠNG 7 SỬ DỤNG XUỒNG CỨU HỘ.7.1 HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG XUỒNG CỨU HỘ. 7.1 HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG XUỒNG CỨU HỘ.

Phải tổ chức và chỉ đạo giống như thực tập trên xuồng cứu sinh khi sử dụng xuồng cứu sinh để cứu hộ .

Trong trường hợp bỏ tàu, xuồng cứu hộ được thả xuống để thu gom và kéo các bè cứu sinh. Xuồng cứu hộ có lẽ là phương tiện an toàn hay được sử dụng nhất trên tàu. Bởi vậy điều quan trọng là phải luôn kiểm tra để chắc chắn rằng chúng luôn ở trạng thái tốt và sẵn sàng hoạt động . Mỗi người trên tàu đầu phải được huấn luyện kỹ năng điều khiển xuồng cứu hộ và có thể hoàn thành danh mục yêu cầu ở phần cuối của phần này .

Một phần của tài liệu Sổ tay huấn luyện an toàn hàng hải (Trang 29 - 32)