Mức vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam khá lớn nhưng trên thực tế số vốn được giải ngân rất nhỏ và tốc độ giải ngân chậm. Tốc độ giải ngân là điều kiện quyết định đến tiến độ thực hiện các chương trình, dự án. Ngược lại việc thực hiện dự án tốt cũng góp phần làm tăng tốc độ giải ngân. Có nhiều dự án đạt tỷ lệ giải ngân cao như dự án tăng cường xoá đói giảm nghèo thông qua đào tạo cán bộ xã hội do CIDA Canada tài trợ (100%), dự án hỗ trợ hoàn thiện và thực hiện chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo của UNDP (97%)… Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ giải ngân các dự án trong nông nghiệp và phát triển nông thôn còn thấp, lượng ODA cam kết là 3316.35 triệu USD nhưng chỉ giải ngân được 1492.2 triệu USD.
Bảng 1.22: Một số dự án giải ngân chậm
Đơn vị: triệu USD
Năm
chính Mục tiêu
Khối lượng ban đầu Chênh lệch giữa giải ngân
thực tế và dự kiến (%) IDA Bị huỷ Không giải ngân 1997 Cấp nước 98.61 31.28 16.31 51.9 1998 Bảo vệ rừng 21.5 17.77 75.9
2000 Giao thông nông thôn II 103.9 44.63 27 2000 Năng lượng nông thôn 150 78.48 46.7 2001 Cơ sở hạ tầng nông thôn
dựa vào cộng đồng
102.8 111.87 70.7
Nguồn: WB
Theo nghiên cứu của WB, ADB thì 80% mức giải ngân là do đóng góp của các dự án thuỷ lợi, trồng rừng và hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân về cơ bản mới chỉ đáp ứng được 70-80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của kì kế hoạch. Việc giải ngân chậm sẽ gây nhiều tổn thất lớn: chậm đưa công trình vào sử dụng gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, công
trình kém hiệu quả, làm giảm tính ưu đãi của nguồn vốn vay cũng như làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng giải ngân chậm là:
- Quy trình và thủ tục của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hoà hợp, đặc biệt là từ hía Việt Nam, gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án và tạo tâm lý e ngại cho các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, quy trình và thủ tục ODA của một số nhà tài trợ cũng khá phức tạp, việc phê duyệt phải trải qua nhiều bước, nhà tài trợ cũng đưa ra nhiều điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị. Mặc dù Chính Phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng để cải thiện môi trường pháp lý nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt về thủ tục từ khâu chuẩn bị dự án đến khâu thẩm định, phê duyệt dự án, các quy chế về đấu thầu, mua sắm, di dân… dẫn đến những vướng mắc làm chậm quá trình giải ngân.
- Hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan tới quản lý việc sử dụng ODA chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và có nhiều khác biệt so với các quy định của bên tài trợ. Việc thực hiện các văn bản pháp luật chưa nghiêm túc.
- Vốn đối ứng có nơi, có lúc thiếu hoặc bố trí không kịp thời, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Ví dụ, tỉnh Quảng Trị phải trực tiếp bố trí vốn đối
ứng cho 16 dự án ODA với tổng số vốn đối ứng 248.193 tỷ đồng, nhưng đến 2005 mới bố trí được 72.3 tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu vốn đối ứng tỉnh phải bố trí từ 2005-2009 là 175.893 tỷ đồng, bình quân mỗi năm vốn đối ứng khoảng 35 tỷ đồng. Với khả năng ngân sách, tỉnh không có điều kiện cân đối đủ vốn đối ứng nên ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án ODA.
- Chậm trễ trong công tác đấu thầu, tuyển chọn tư vấn do thủ tục tài chính đối với các dự án ODA còn nhiều bất cập, cơ chế tài chính trong nước đối với các dự án ODA trong cùng một lĩnh vực còn có sự khác nhau.
- Chưa có cơ chế để chuyển giao kinh nghiệm từ các cán bộ chuẩn bị dự án sang các cán bộ thực hiện dự án, chưa có những phương tiện mang tính hệ thống để chia sẻ các bài học kinh nghiệm giữa các cơ quan thực hiện dự án và Ban quản lý dự án.
- Năng lực quản lý và triển khai của các Ban quản lý dự án và cơ quan thực hiện dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp. Các hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động dự án còn yếu, việc theo dõi và đánh giá thường chỉ tập trung vào kết quả đầu ra và được sử dụng như công cụ đánh giá sau khi dự án kết thúc chứ không phải là công cụ để quản lý và giám sát dự án nên vốn ODA từ các
nhà tài trợ đến với người nông dân hoặc đến khi hoàn thành dự án thường bị thất thoát.