Hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn, tạo cơ hội cho ngưòi nghèo tiếp cận các dịch vụ công cộng

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010.docx (Trang 109 - 113)

dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông

2.2.2.1. Hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn, tạo cơ hội cho ngưòi nghèo tiếp cận các dịch vụ công cộng

tiếp cận các dịch vụ công cộng

Hiện nay cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, chất lượng đường giao thông thấp, nhiều tuyến đường không thể sử dụng được trong mùa mưa, nhiều vùng sâu, vùng xa còn chưa có điện về thôn bản trong khi đó giá điện lại cao so với mức sống của người dân, hệ thống cung cấp nước sạch, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường cũng chưa đáp ứng được

nhu cầu của người dân cũng như nhu cầu phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Chính vì vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, cần xây dựng danh mục các dự án cơ sở hạ tầng cần thực hiện, số vốn cần có và mục tiêu của những dự án này. Cần chú trọng tới những dự án nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ tuyến tỉnh, huyện, xã; dự án xây dựng cầu, cống và hệ thống thuỷ lợi (hệ thống thuỷ lợi cần được xây dựng đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu và tránh ngập lụt trong mùa mưa). Bên cạnh đó, thu hút vốn ODA vào những dự án điện lưới phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư sản xuất nguồn năng lượng tại chỗ như pin mặt trời, thuỷ điện vừa và nhỏ để thực hiện chương trình đưa điện về nông thôn với giá cả hợp lý. Và tiếp tục thu hút hơn nữa những dự án cung cấp nước sạch cho các vùng đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ hai, các dự án ODA cho cơ sở hạ tầng cần hướng vào những vùng điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ nghèo đói cao để giúp người dân trong sản xuất nông nghiệp cũng như thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các vùng.

Thứ ba, các hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cần phải có thiết kế thống nhất và sau đó phải được chấp hành nghiêm chỉnh, tránh tình trạng nhà thầu thay đổi thiết kế sau khi trúng thầu. Việc thay đổi thiết kế có thể dẫn tới nhu cầu vốn tăng so với ban đầu nhưng các nhà tài trợ chưa chắc đã đồng ý giải ngân những khoản này. Do đó, công tác lập và phê duyệt thiết kế cần được tiến hành nghiêm túc để tránh tình trạng phải sửa đổi các hạng mục công trình dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc cũng như làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ.

Thứ tư, thực hiện giám sát chặt chẽ với các dự án hạ tầng cơ sở nông thôn đang thực hiện. Cần phải có cơ quan giám sát độc lập bên cạnh cơ quan quản lý nguồn vốn để đảm bảo tính khách quan trong việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó cần thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện công việc và báo cáo tài chính tương ứng có kiểm toán độc lập.

Thứ năm, đối với các dự án phải đấu thầu, cần tiến hành đấu thầu công khai, các quy định về đầu thầu cần được tuân thủ chặt chẽ. Trong quá trình xét thầu các chuyên gia cần phải xem xét, đánh giá các nhà thầu theo nhiều tiêu chí khác nhau ngoài tiêu chí giá bỏ thầu như năng lực tài chính, năng lực kĩ

thuật,…Bên cạnh đó, các thành viên tổ chuyên gia xét thầu phải có trình độ chuyên môn, nắm vững các quy định về đấu thầu trong nước cũng như quốc tế và họ phải là những người có đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp để không bị mua chuộc dẫn đến việc chọn lựa sai nhà thầu. Hơn nữa cần chú ý đến vai trò của tư vấn bởi khả năng chuyên môn và mức độ khách quan để có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế đem lại hiệu quả cao cho việc sử dụng đồng vốn ODA.

Thứ sáu, công tác giải phóng mặt bằng cần được tiến hành tốt.

Cơ cấu tổ chức của các Ban giải phóng mặt bằng cần phải được đổi mới theo hướng tăng cường quyền lực hành chính cho các Ban giải phóng mặt bằng địa phương. Muốn vậy trong Ban này cần phải có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương; trưởng Ban giải phóng mặt bằng các tỉnh, huyện phải là Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, huyện; phải có đại diện của các cơ quan công quyền sở tại. Kế hoạch giải phóng mặt bằng cần được lập chi tiết, có sự tham gia đóng góp của các bộ, ngành liên quan, các tỉnh có dự án và đại diện các hộ dân bị ảnh hưởng. Kế hoạch giải phóng mặt bằng phải bao gồm các thủ tục pháp lý, hồ sơ đền bù giải toả phải

được lập theo đúng định mức, đơn giá đền bù được duyệt, các phương thức tiến hành giải toả cũng như chi trả tiền đền bù, tránh xảy ra tình trạng khiếu kiện. Bên cạnh đó, các cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng phải được tuyển chọn kĩ lưỡng và có đầy đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, lành mạnh về đạo đức tư cách.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010.docx (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w