Thuốc chẹn receptor ATj của angiotensin II

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh tăng huyết áp và thuốc điều trị (Trang 54 - 55)

1. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN cơ CHÊ KlỂM soát huyết áp

1.2Thuốc chẹn receptor ATj của angiotensin II

Đây là nhóm thuốc mới nhất được sử đụnẹ trong điều trị tăng huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp tương tự các thuốc ƯCMC nhưng ít gây ho khan hơn các thuốc ƯCMC. Nhìn chung thuốc dung nạp tốt ở các bệnh nhân không dùng được các thuốc khác và tương đối an toàn nên ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Gồm: losartan, candesartan, irbesartan, telmisartan, valsartan...

1.2.1 Cơ chê tác dụng

Các thuốc liên kết đặc hiệu với thụ thể AT| của AII, ngăn cản không cho AII gắn vào receptor nên làm mất hiệu lực của AII. Receptor AT| cư trú trong nhiều tổ chức nhất là cơ trơn thành mạch, tim, thận, thượng thận, gan và hệ thần kinh. Các chất kháng receptor ATị làm cho AII không còn hiệu lực nên làm giãn mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp và giảm phì đại thất trái. Mức giảm huyết áp xảy ra từ từ và kéo dài. Do tác động của thuốc với receptor AT| nên hoạt tính renin và nồng độ AII tăng cao trong huyết tương gây sự kích thích receptor AT2 nhưng không thấy ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và việc tiết aldosteron. [33] [36]

- Sự khác nhau giữa các thuốc ƯCMC và các thuốc chẹn receptor AT) của AU [39]

+ các thuốc chẹn receptor ATj chiếm giữ các receptor nên tác dụng ức chế hệ RAA triệt để hơn các thuốc ƯCMC vì ngoài ACE còn nhiều men khác cũng tham gia vào quá trình tạo AII như chymase,

cathepsin (tìm, mạch máu) + Các thuốc chẹn receptor AT, không ức chế ACE nên không làm giảm giáng hóa bradykinin, do đó không gây ho khan do tích lũy bradykinin. Hình 3.1 Cơ chế tác dụng của các thuốc ƯCMC

và chẹn receptor ATj của AIỈ [39]

Chú thích: N ét liền.kích thích; Nét đíã: ức c h ế

1.2.2 Tác dụng không mong muốn

• Tương tự như các ƯCMC nhưng có ưu điểm hơn là không gây ho do thuốc không làm giáng hoá bradykinin.

• Hạ huyết áp nhưng không nhiều ở liều đầu tiên nhưng có thể gây hạ huyết áp nhiều bệnh nhân mất nước. [6]

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh tăng huyết áp và thuốc điều trị (Trang 54 - 55)