THUỐC CHẸN KÊNH CALCI

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh tăng huyết áp và thuốc điều trị (Trang 59)

Tuy hiện nay các thuốc ƯCMC đang được chú trọng nhất nhưng các thuốc chẹn kênh calci vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong điều trị tăng huyết áp do có hiệu quả với mọi mức độ tăng huyết áp.

2.1 Phân loại các thuốc chẹn kênh calci

•Theo cấu trúc hóa học và đặc điểm điều trị chia làm ba nhóm: Dihydropyridin (DHP), benzothiazepin và phenylalkylamin.

• Theo tính chọn lọc chia làm hai thế hệ:

- Thế hệ 1: thuốc chẹn kênh calci ở màng tế bào và màng túi lưới nội bào - Thế hệ 2: tác dụng như thê hệ 1 nhưng chọn lọc trên tế bào cơ trơn thành mạch và tim, đồng thời có thời gian bán thải kéo dài và ổn định hơn. [3]

Bảng 3.1 : Phân loại các thuốc chẹn kênh calci [33]

Nhóm hoá học Tác dụng đặc hiệu Thế hệ 1 Thê hệ 2

Dihdropyridin Động mạch > tim Niíedipin Felodipin Nicardipin Nimodipin Amlodipin Nisoldipin Isradipin Manidipin Nitreldipin Benzothiazepin Động mạch = Tim Diltiazem Clentiazem Phenylalkylamin Tim > Động mạch Verapamil Gallopamid

Anipamil

2.2 Cơ chê

Chủ yếu thuốc gắn đặc hiệu vào kênh calci có ở tế bào, phong toả kênh không cho Ca2+ đi vào trong tế bào để kích hoạt các "protein co bóp" của sợi cơ trơn và cơ tim. Kết quả dẫn đến tác dụng co sợi cơ âm tính nên gây giảm co bóp cơ tim, giãn mạch và hạ huyết áp. [6] [8]

Các thuốc chẹn kênh calci thường gắn vào kênh L ( "kênh chậm" ) có nhiều ở cơ tim và cơ trơn, điều này giải thích cho tác dụng chọn lọc trên tim mạch của các thuốc chẹn kênh calci. Một số thuốc còn tác động trên nhiều kênh khác nhau như bepridil chẹn cả kênh Na+/K+ và kênh L, mibeữadil chẹn cả kênh L và kênh T. [47]

2.3 Tác dụng

• Trên cơ trơn mạch máu [47][6]

- Giảm Ca2+ trong cơ trơn động mạch gây giãn mạch, giảm hậu gánh, giảm áp lực động mạch chủ.

- Rất ít hoặc không tác động đêh các tĩnh mạch nên không ảnh hưởng đêh tiền gánh. - Các dihydropyridin đặc biệt tác dụng chọn lọc trên một số mạch máu ví

dụ: nimodipin tác dụng chọn lọc trên mạch máu não, nicardipin tác dụng chọn lọc trên mạch vành. Các DHP còn tăng khả năng đàn hổi các động mạch lớn nhất là ở người già, vì vậy giảm bớt áp lực của dòng máu trước khi lan ra ngoại vi sau khi tim co bóp tống máu.

• Trên tim [6]

- Giảm hình thành xung tác, giảm dẫn truyền, giảm co bóp cơ tim, giảm nhu cầu oxy có lợi cho bệnh nhân bị co thắt mạch vành.

• Trên huyết động [47]

- Giảm sức cản mạch vành và tăng lưu thông máu động mạch vành - Giảm sức cản mạch ngoại vi do giãn các tiểu động mạch

- ít hoặc không ảnh hưởng đến trương lực tĩnh mạch ở liều điều trị.

• Mức độ tác dụng trên tim mạch của các thuốc khác nhau: [6] [47]

- Phenylalkylamin tác dụng ưu tiên trên tim, chúng ức chế sự phục hồi của các kênh Ca2+ các nút dẫn nhịp như nút xoang, nút nhĩ thất làm chậm dẫn truyền nhĩ thất, giảm co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền và chậm nhịp tim. Do đó thường được sử dụng để điều trị đau thắt ngực. Tác dụng trên mạch kém hơn hẳn dihydropyridin.

- Các dihydropyridin tác dụng ưu tiên trên mạch. Chủ yếu làm giãn mạch vành và mạch ngoại vi. Do giãn mạch nên gây phản xạ nhịp tim nhanh. Liều điều trị không ảnh hưởng đến dẫn truyền nhĩ-thất, ít hoặc không ức chế co bóp và không ức chế dẫn truyền tim. Thích hợp để điều trị tăng huyết áp.

- Benzothiazepin: trung gian giữa dihydropyridin và phenylalkylamin về tác dụng trên tim và mạch máu. Benzothiazepin làm giảm huyết áp nhưng không gâv phản xạ nhịp tim nhanh như dihydropyridin.

2.4 Tác dụng không mong muốn

• Giãn mạch quá mức gây hạ huyết áp, bừng mặt, phù ngoại biên (nhất là chi dưới), phù phổi. Làm nặng thêm thiếu máu cơ tim, có thể là do giảm huyết

áp quá độ nên giảm tưới máu mạch vành hoặc tăng trương lực giao cảm nên tăng nhu cầu oxy của cơ tim.

• Gây phản xạ nhịp tim nhanh (nhóm dihydropyridin), tăng công và mức tiêu thụ oxy của cơ tim, không có lợi cho bệnh nhân suy mạch vành. [33]

• ức chế Ca2+ quá mức làm chậm nhịp tim, nghẽn nhĩ thất, không có tâm thu, suv tim xung huỵết, có thể ngừng tim (verapamil > diltiazem)

• Rối loạn tiêu hoá: nôn, táo bón, tiêu chảy (nhóm dihydropyridin). Chóng mặt, rối loạn về giấc ngủ (verapamil) [6]

2.5 Chỉ định

• Tăng huyết áp: các thuốc đều dung nạp tốt, an toàn và tác dụng tương đương với các thuốc lợi tiểu và chẹn P-adrenergic. Đặc biệt hiệu quả với tăng huyết áp có hàm lượng renin thấp (hay gặp ở người da đen và người già).

• Điều trị đau thắt ngực

• Rối loạn nhịp tim: verapamil và diltiazem có tác dụng tốt nhất. [47]

2.6 Chống chỉ định

• Mẫn cảm thuốc

• Block nhĩ thất, block xoang nhĩ, yếu nút xoang, hẹp động mạch chủ nặng, suy thất trái, suy tim xung huyết.

• Thận trọng với người suy gan, phụ nữ mang thai và cho con bú. [8]

3. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN c ơ CHÊ KlỂM s o á t h u y ế t á p c ủ a

HỆ THẦN KINH GIAO CẢM

3.1 Thuốc làm giảm luồng thần kinh giao cảm

Gồm : clonidin, methyldopa, guanabenz, guanfacin. 3.1.2 Clonidin: là dẫn chất của imidazolin

Clonidin có tác dụng hạ huyết áp do hoạt hoá receptor cc2-adrenergic ở những trung tâm kiểm soát tim mạch của hệ thần kinh trung ương. Sự hoạt hóa này làm giảm luồng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm từ não, do đó làm giảm tiết noradrenalin ở các dây thần kinh giao cảm làm chậm nhịp tim, giảm trương lực giao cảm ngoại biên, giảm lưu lượng máu ở não, thận, mạch vành gây hạ huyết áp. Mặt khác, các thụ thể noradrenalin gắn với imidazolin có ở não và những mô ngoại biên cũng có thể là trung gian cho tác dụng giảm huyết áp của cỉonidin. Clonidin làm giảm tiết ở các sợi giao cảm trước hạch trong dây thần kinh tạng cũng như ở những sợi giao cảm sau hạch trong dây thần kinh tim. Tác dụng chống tăng huyết áp còn có thể do hoạt hóa những receptor a 2- adrenersic trước synap làm giảm tiết noradrenalin từ đầu tận cùng dây thần kinh ngoại biên. Clonidin còn làm giảm nồng độ renin và aldosteron góp phần làm hạ huyết áp. [11]

- Đặc điểm tác dụng của thuốc là làm tăng huyết áp ngắn do kích thích giao cảm ngoại biên rồi mói hạ huyết áp kéo dài do kích thích a2- adrenergic trung ương. Tác dụng chính của clonidin là những thay đổi về huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra còn có các tác dụng khác như giảm cung lượng máu não, giảm nhãn áp, giảm lun lượng máu tới thận, giảm độ lọc cầu thận, giảm tiết insulin và giảm phân hủy glycogen ở gan. [6 [15]

• Tác dụng không mong muốn [3] [11]

- Ngủ gà, ức chế bài tiết (khô miệng, giảm tiết dịch vị), giữ muối nước, có thể phù, tím tái do co mạch ngoại biên.

- Ngừng thuốc đột ngột gâv tăna huyết áp trở lại với triệu chứng nhức đầu, sợ hãi, loạn nhịp tim, hồi hộp, mất ngủ...

• Chỉ định [11] [38]

- Tăng huyết áp nhẹ và vừa : dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc hạ áp khác. Không nên dùng clonidin là thuốc hàng đầu để điều trị tăng huyết áp.

• Chống chỉ định [38]

- Trạng thái trầm cảm ( có tiền sử trầm cảm), suy thận.

- Thận trọng với người có bệnh mạch não, suy mạch vành, suy thận

3.1.2 Methyldopa• Cơ chế tác dụng • Cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng của methyỉdopa chưa được xác minh nhưng tác dụng chống tăng huyết áp của methyldopa có thể do thuốc được chuyển hoá ở hệ thống thần kinh trung ương thành a-methylnoradrenalin. Chất này kích thích các thụ thể adrenergic dẫn đến giảm trương lực giao cảm và giảm huyết áp. Vì vậy, methyldopa được coi là thuốc liệt giao cảm có tác động trung ương. Thuốc làm giảm hoạt tính của renin huyết tương góp phần vào tác dụng hạ huyết áp của thuốc. Methyldopa ức chế sự khử carboxy của dihydroxyphenylamin (dopa) và của 5-hydroxytyptopha (tiền chất của serotonin). Mặc dầu tác dụng hạ huyết áp chủ yếu của thuốc không phải do ức chế decarboxvlase nhưng không thể loại trừ sự đóng góp của cơ chế ngoại biên. Methyldopa làm giảm nồng độ serotonin, dopamin, noradrenalin trong các mô.

Methyldopa làm giảm huvết áp cả tư thế đứng và tư thế nằm. Thuốc không ảnh hưởng đến chức năng thận và tim. Cung lượng tim thường được duy trì, không thấy tăng tần số tim. Trong một số trường hợp có thể thấy nhịp tim chậm lại. Cung lượng thận, độ lọc cầu thận, phân số lọc thường không bị ảnh hưởng. Như vậy tác dụng hạ huyết áp có thể được duy trì ở cả người suy thận. Hiếm gặp các triệu chứng hạ huyết áp tư thế, hạ huyết áp trong lúc hoạt động và thay đổi huyết áp nhiều lần trong ngày.[3][6]

• Chỉ định [38]

Tăng huyết áp : thuốc được lựa chọn khi tăng huyết áp ở người mang thai. Có thể kết hợp với các loại tăng huyết áp khác, đặc biệt là thuốc lợi niệu thiazid và amilorid. Ngoài ra có thể phối hợp với các thuốc chẹn |3.

• Chống chỉ định [6]

- Người bị bệnh gan đang hoạt động như viêm gan cấp, xơ gan tiến triển, rối loạn chức năng gan liên quan đến điều trị bằng methyldopa trước đây, u tế bào ưa crom

- Người đang dùng thuốc ức chế MAO

3.2 Thuốc chẹn a-adrenergic

Gồm: phentolamin, phenoxybenzamin, doxazosin, prazosin, terazosin, bufeniod.

3.2.1 Cơ chê tác dụng

Các thuốc chẹn a-adrenergic phong tỏa các receptor a-adrenergic làm giảm tác dụng tăng huyết áp của noradrenalin, làm đảo ngược tác dụng tăng áp của adrenalin. Hiện tượng đảo ngược tăng áp của adrenalin được giải thích do các mao mạch có cả hai loại receptor a và (3 mà adrenalin tác dụng lên cả hai loại receptor. Nhưng bình thường tác dụng trên a chiếm ưu thế hơn nên adrenalin làm tăng huyết áp. Khi dùng các thuốc phong tỏa oc, adrenalin chỉ còn gây tác dụng trên được trên các receptor p nên làm giãn mạch, hạ huyết áp.

Thời gian tác dụng của thuốc và tính chọn lọc trên các receptor a là khác nhau: • Parazosin, terazosin, doxazosin: ức chế chọn lọc trên receptor 0C|- adrenergic nhưng parazosin tác dụng ngắn còn doxazosin tác dụng kéo dài. Do tác dụng chọn lọc trên a, nên giảm sức kháng mạch ngoại vi, hạ huyết áp và ít gây nhịp tim nhanh do tác động trên ct2 khử sự phóng thích noradrenalin không bị phong bế bởi thuốc. [11]

• Phenoxybenzamin, phentolamin: ức chế cả receptor CC| và a 2 ở cơ trơn và các tuyến ngoại tiết nên tác dụng nổi bật trên sự giải phóng noradrenalin. Nhược điểm của các thuốc này là rất dễ gây phản xạ nhịp tim nhanh do receptor 02 cuối thần kinh giao cảm bị phong bế, ức chế sự giải phóng noradrenalin, sự ức chế ngược trở lại khi a 2 bị phong bế làm tăng giải phóng noradrenalin ảnh hưởng đến thần kinh

giao cảm thông qua tác động lên receptor p, ở tim. Do đó chỉ dùng các thuốc này để điều trị tăng huyết áp trong các trường hợp như u tế bào ưa crom, các cơn tăng huyết áp sau khi ngừng đột ngột clonidin, tăng huyết áp do có quá nhiều những amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm . [6] [40]

3.2.2 Tác dụng không mong muốn

• Phản xạ nhịp tim nhanh (phenoxybenzamin, phentolamin)

• Hạ huyết áp tư thế, thường gặp với các thuốc có tác dụng ngắn, xung huyết niêm mạc mũi, co đồng tử, buồn nôn, ỉa chảy do tăng nhu động dạ dày ruột.

• Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi.[l 1][37]

3.2.3 Chỉ định

• Điều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa, thích hợp với trường hợp tăng huyết áp tâm trương.

• Parazosin thường dùng cho người tăng huyết áp kèm tăng lipid huyết, tiểu đường, bệnh gut, hen suyễn hoặc phì đại thất trái.[8][40]

3.3 Thuốc chẹn P-adrenergic

Gồm: propranolol, metoprolol, nadolol, atenolol, timolol, pindolol, acebutolol, betaxolol, carteolol, penbutolol, labetalol, carvediol.

Các thuốc ức chế giao cảm (3 được dùng trong điều tiị bệnh tăng huyết áp từ 1964 khi Pricharđ và Gillam phát hiện được tác dụng làm hạ huyết áp của propranolol. Sau đó, nhiều tác giả khác thấy các thuốc cùng nhóm cũng có đặc tính này và từ đó các thuốc chẹn P-adrenergic được dùng khá phổ biến và cho đến nay nó vẫn được coi là một trong nhũng thuốc đầu tiên để điều trị tăng huyết áp.

3.3.1 Cơ chê tác dụng

Các thuốc chẹn |3-adrenergic có tác dụng ức chế tranh chấp với noradrenalin và adrenalin. Tác dụng chính của chúng là làm chậm nhịp tim và giảm lực co bóp cơ tim. Ngoài ra còn có thể gây giảm giải phóng renin và giảm trương lực giao cảm ngoại vi. [37]

Các thuốc khác nhau về tính chọn lọc trên các thụ thể P: nhiều thuốc phong toả |3 đối lập với tất cả tác dụng cường giao cảm của p (Ị3| tim, P2 ở mạch, khí quản). Nhưng một số chỉ phong tỏa một trong hai loại receptor Pi hoặc P2. Loại tác dụng chọn lọc trên receptor |3| (hay chọn lọc trên tim) như practolol, acebutolol, atenolol...do kém tác dụng trên |32 khí quản nên hạn chế được tai biến co thắt khí quản, kém tác dụng trên P2 của thành mạch nên ít ảnh hưởng đến sức cản ngoại biên, có lợi trong điều trị tăng huyết áp và không bộc lộ tác dụng cường a-adrenergic như co thắt mạch vành [11]

Bảng : Tính chọn lọc tương đối của các thuốc chẹn P-adrenergic [11]

Chất chẹn Ị3-adrenergic Khả nãng liên kết với receptor Metoprolol, acebutolol, alprenolol, atenolol,

Betaxolol, celiprolol, esm olol

p , » > p 2

Propranolol, carteolol, penbutolol, pindolol, Timolol

Pi = P2

Butoxamil P2» > p,

Các thuốc tan tốt trong lipid như propranolol, metoprolol, timolol... có thể qua được hàng rào máu não nên gây nhiều tác dụng không mong muốn trên thần kinh. Một vài thuốc chẹn ị3 khác như pinđolol, alprenolol, oxprenolol, acebutolol có hoạt tính cường giao cảm nội tại của cơ tim nên ngăn bớt được sự giảm nhịp tim. Đặc tính này có thê có lợi cho những bệnh nhân có rối loạn về chức năng nút xoang, dẫn truyền nhĩ thất và co bóp cơ tim. [33] [37][43]

3.3.2 Tác dụng không mong muốn

• Chậm nhịp tim: các thuốc chẹn chọn lọc trên pị-adrenergic

• Hen suyễn, ngạt mũi, hội chứng Raynaud: các thuốc tác dụng trên cả Pị và P2. • Buồn ngủ, chóng mặt, trầm cảm: hay gặp với các chất tan tốt trong lipid. •Rối loạn lipid máu: giảm HDL-cholesterol, táng triglycerid là điều kiện phát sinh

và làm nặng thêm xơ vữa động mạch. Các chất ức chế cả a và [3 thì ít ảnh hưởng hơn. • Làm giảm phân huỷ glycogen và ức chế tiết glucagon, kéo dài cơn hạ gluose máu do tăng tiết insulin.

• Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát.[6][8][43]

3.3.3 Chỉ định

- Tăng huyết áp nhẹ và vừa: là thuốc điều trị tăng huyết áp khá phổ biến. Thuốc dung nạp tốt. Hiệu quả khi tăng huyết áp do rối loạn thần kinh giao cảm như nhịp tim nhanh, thiếu máu cục bộ. Nên lựa chọn các thuốc tác dụng chọn lọc trên tim và ít tan trong lipid để hạn chế tác dụng phụ.

• Rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực. [37]

3.3.4 Chống chỉ định

• Rối loạn lipid

• Block nhĩ thất, nhịp chậm, suy tim sung huyết, phì đại thất trái

• Hen phế quản, đái tháo đường hoặc đang dùng các thuốc ức chế MAO. [8] [40]

3.4 Các thuốc chẹn a+P- adrenergic

Gồm labetalol, carvedilol

3.4.1 Labetalol

• Cơ chê tác dụng

Labetalol là chất đầu tiên có tác dụng ức chế cả thụ thể a và P- adrenergic. Có bốn đồng phân lập thể của labetolol, mỗi đồng phân khác nhau về hiệu lực trên các receptor a và p. Thuốc dùng trong lâm sàng là một hỗn hợp của bốn đồng phân lập thể, có tác dụng chẹn a,+Pl+P2 và hoạt tính chủ vận vếu trên P2. Naoài ra, labetalol còn ức chế thu nạp NA ở tận cùng các thần kinh giao cảm. Khả năng ức chế p của labetalol bằng khoảng 1/3 propranolol, còn khả năng ức chế a chỉ bằng 1/10 của phentolamin, trong đó hiệu lực chẹn ị3 mạnh gấp 5 lần hiệu lực chẹn a.

huyết áp là do chẹn receptor ot| dẫn đến giãn cơ trơn động mạch, giãn mạch ,đặc biệt ở tư thế đứng. Chẹn ị3 làm ức chế kích thích phản xạ giao cảm ở tim. Thêm

Một phần của tài liệu Tổng quan hóa sinh về bệnh tăng huyết áp và thuốc điều trị (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)