1. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN cơ CHÊ KlỂM soát huyết áp
1.3.2 Lợi niệu thiazid
Gồm: hydrochỉorothiazid, chlorithiazid,, polythiazid, indapamid,...
• Cơ chế và tác dụng [6] [36][40] [42]
Thuốc ức chế tái hấp thu Na+ và c r ở đoạn pha loãng của ống lượn xa theo cơ chế đồng vận chuyển như nhánh lên của quai Henle kéo theo nước nên lợi niệu. Thời gian đầu thuốc làm giảm thể tích huyết tương và thể tích dịch ngoại bào dẫn đến làm giảm cung lượng tim và hạ huyết áp. Tuy nhiên mức giảm huyết áp này không nhiều, sức cản ngoại vi bình thường hoặc chỉ tăng nhe. Khi dùng thuốc kéo dài gậy ra phản ứng bù trừ làm cân bằng Na+, thể tích huyết tương và cung lượng tim gần như trở về bình thường nhưng tác dụng hạ huyết áp vẫn được duy trì do giảm sức cản ngoại vi. Cơ chế làm giảm sức cản ngoại vi chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng có thể do hậu quả gián tiếp của việc giảm nồng độ Na+ trong tế bào cơ trơn thành mạch dẫn tới làm tăng tính đàn hồi thành mạch, giảm đáp ứng với các kích thích co mạch của NA, AII.
- Tác dụng của các thuốc lợi niệu thiaád phụ thuộc vào mức độ hạn chế Na+, hiệu lực hạ huyết áp sẽ mất đi khi lượng muối đưa vào cao. Khi điều trị bằng thiaãd lâu dài, tần số và cung lượng tim không bị ảnh hưởng trong khi sức cản ngoại vi vẫn giảm mặc dù có sự tăng bù trừ của hoạt tính renin huyết tương do thiếu hụt Na+ kéo dài. Chúng cũng không ảnh hưởng đến dung tích mạch máu và các phản xạ giao cảm.
- Thiazid có tác dụng hạ huyết áp nhẹ và vừa. Tuy chỉ có hiệu quả với
30% trường hợp tăng huyết áp khi dùng đơn độc nhưng lại có thể phối hợp với tất các thuốc chống tăng huyết áp khác (trừ DHP) nhầm tăng hiệu quả điều trị.
• Tác dụng không mong muốn [3] [33][36]
- Rối loạn điện giải: giảm K+ máu, Mg2+ máu và tăng Ca2+ máu do tăng đào thải K+ và Mg2+ niệu. Giảm K+ máu dễ làm xuất hiện các rối loạn nhịp tim phức tạp. Tãns Ca2+ máu dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút
- Rối loạn chuyển hoá: giảm dung nạp glucose, tăng nhẹ LDL-cholesterol, trialycerid và uric máu, làm nặng thêm bệnh đái đường tụy do ức chế giải phóng insulin.
- Hiếm gặp: dị ứng da, rối loạn tiêu hoá, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
• Chỉ định [6] [13]
- Tăng huvết áp: được chọn là thuốc điều trị lâu dài. Có thể dùng đơn thuần hay phối hợp với các thuốc hạ áp khác.
- Tăng Ca2+ niệu không rõ nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.
• Chống chỉ định [6] [8]
- Giảm K+ máu, rối loạn lipid
- Bệnh gut, đái tháo đường, suy gan, thận
- Bệnh nhân đang điều trị bằng các chế phẩm digitalis (phòng tăng độc tính của các chế phẩm này)