Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn mà làm sao để các nguồn thông tin được thu thập được phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời. Việc lấy tài liệu, thông tin ở đâu với số lượng bao nhiêu phải được cân nhắc tính toán thận trọng trước khi tiến hành phân tích, đánh giá dự án tránh tình trạng quá nhiều thông tin không cần thiết cho kết quả thẩm định.
Thông tin mà Ngân hàng có thể thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau, như: − Từ khách hàng vay vốn: Thông tin bao gồm: Hồ sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến ngân hàng (Đây là thông tin đầu tiên và bắt buộc phải có), lấy thông tin từ các cuộc phỏng vấn, trực tiếp đến kiểm tra nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính. Trong đó nguồn thông tin từ hồ sơ dự án là nguồn thông tin cơ bản nhất.
− Từ Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước là một trung tâm tín dụng quan trọng, vì vậy có thể tìm kiếm thông tin chính xác và đáng tin cậy từ nguồn này như: sổ sách của các ngân hàng mà khách hàng vay vốn đã từng quan hệ để thấy được lịch sử quan hệ của khách hàng với các ngân hàng khác từ đó cho phép thấy được năng lực vay nợ, uy tín của khách hàng.
− Từ các nguồn thông tin bên ngoài tín dụng..
Thông tin chính là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Thông tin quyết định tới chất lượng của cán bộ thẩm định một cuộc thẩm định dẫu có được độc lập trên một phương pháp hiện đại, khoa học nhưng trên cơ sở thông tin không chính xác và đầy đủ, kịp thời thì kết quả của cuộc thẩm định là chưa có ý nghĩa. Thông tin thiếu, không đầy đủ thì tất yếu là sẽ có một chất lượng thẩm định không tốt, nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn đến lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho ngân hàng. Do đó, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến dự án là rất cần thiết, tuy nhiên khái niệm đầy đủ chỉ mang nghĩa tương đối. Vấn đề quan trọng là các nguồn thông tin thu thập có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, tính kịp thời của các nguồn thông tin thu thậo được có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định, sự chậm trễ của thông tin làm ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, nhất là khách hàng truyền thống và cũng có thể là
mất đi cơ hội tiếp xúc với một dự án tốt có tiềm năng phát triển cao.
Ngoài ra, từ việc có được các nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì việc lựa chọn xem phương pháp xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin đó như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tóm lại, yếu tố thông tin là một nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định, vì vậy mà Ngân hàng Thương mại cần phải chú ý đến yếu tố này để đảm bảo chất lượng cho công tác thẩm định dự án đầu tư.