IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔ
2. CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
2.1.3. màu của nước
Nước tự nhiên không có màu, lớp nước đủ dày sẽ có màu xanh lơ của da trời. Hầu hết nước tự trong các thủy vực đều có màu do ảnh hưởng của các hợp chất hòa tan, không tan, sự phát triển của sinh vật, ảnh hưởng bởi nền đáy… Màu thực của nước là màu do các hợp chất hòa tan trong nước gây ra, màu giả là màu của các hợp chất không hòa tan (lơ lững) ra. Trong ngành nuôi trồng thủy sản ta chú ý đến màu giả của nước nhiều hơn, vì qua đó có thể đánh giá sơ bộ môi tường nước đó giàu hay nghèo dinh dưỡng. Màu nước thích hợp cho các ao nuôi là màu xanh lá chuối non (nước ngọt) và màu vàng nâu (nước lợ, mặn). Môi trường nước nuôi trồng thủy sản có thể có một số màu đặc trưng như sau:
•Nước màu xanh nhạt (đọt chuối non): nước có màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt (nhỏ hơn 10‰).
•Màu xanh đậm (xanh rêu): nước có màu xanh đậm do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta), loài tảo này phát triển mạnh cả trong môi trường nước ngọt, lợ lẫn nước mặn.
•Màu vàng nâu (màu nước trà): nước có màu vàng nâu do sự phát triển của tảo silic (Bacillariophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh ở môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi.
•Màu vàng cam (màu rỉ sắt): màu này thường xuất hiện ở các ao nuôi mới xây dựng trên vùng đất phèn. Màu vàng cam là do đất phèn tiềm tàng (FeS2) bị oxy hóa tạo thành các váng sắt. •Màu đỏ gạch (màu đất đỏ): nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng thượng nguồn
•Màu nâu đen: nước có màu nâu đen do trong nước có chứa nhiều vật chất hữu cơ. Trường hợp này hàm lượng oxy hòa tan rất thấp.
•Màu trắng đục: nước có màu trắng đục do trong nước có chứa nhiều hạt sét (keo đất), trường hợp này thường do nước mưa rửa trôi từ đất từ trên bờ ao.
•Nước rất trong: do nước nghèo dinh dưỡng hoặc nước bị nhiễm phèn.