Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxy)

Một phần của tài liệu bài giảng ô nhiễm môi trường (Trang 119 - 120)

IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔ

a.Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxy)

Cacbonhydrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị , nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học. Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá. Ðây là những chất tiêu thụ ôxy trong môi trường nước. Do đặc tính khơng bền, chúng có xu hướng bị ơxy hố thành các dạng đơn giản hơn. Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến độ hồ tan ơxy trong nước (DO). Ngồi ra các chỉ tiêu khác như BOD (nhu cầu ơxy sinh hố) và COD (nhu cầu ơxy hoá học) được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước. Nguồn gốc các chất gây ơ nhiễm dạng hữu cơ dễ phân hủy có thể từ các dạng sau:

• Nước thải sinh hoạt: hầu hết các chất hữu cơ dạng này đều có khả năng phân huỷ sinh học, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thiếu hụt ơxy trong nước.

• Nước rửa trơi trên bề mặt: Thành phần hợp chất hữu cơ rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc tính bề mặt.

• Q trình tự nhiên: chất hữu cơ sinh ra do quá trình sinh trưởng, phát triển – tử vong của động thực vật phù du, động thực vật đáy. Ðây là nguồn phát sinh đáng kể trong các lưu vực giàu chất dinh dưỡng.

Bài giảng: Ơ nhiễm mơi trường, 2012Bộ mơn: Cơng nghệ mơi trường

• Hoạt động cơng nghiệp: Thơng thường các chất hữu cơ phát sinh từ công nghiệp ở dạng bền vững, tuy nhiên, nhiều ngành công nghiệp cũng sản sinh ra các chất hữu cơ dễ phân hủy: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến...

• Hoạt động nơng nghiệp: do tưới tiêu, do nơng dược, do phân bón... Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học quan trọng là:

Cacbonhydrat: là sản phẩm và là dạng phân nhỏ của axít hữu cơ, nó là thành phần đầu tiên

bị phân huỷ trong quá trình hoạt động sống của vi sinh. Cacbonhydrat thường tồn tại ở những loại đường, hồ bột khác nhau và cả ở dạng các hợp chất xenlulo của bột giấy. Cacbonhydrat là nguồn đầu tiên cung cấp năng lượng và các hợp chất chứa cacbon cho vi khuẩn sống trong nước thải.

Protein: Là những hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn, tồn tại trong cơ thể động vật và

thực vật, Protein nhanh chóng bị phân huỷ dưới tác dụng của các VSV. Sự phân huỷ này trải qua nhiều giai đoạn, nhiều hợp chất trung gian được tạo ra: axít amin, axít béo, axít thơm, bazơ hữu cơ, các hợp chất chứa S và P, có nhiều chất độc hại, có mùi hơi. (Nhà máy chế biến thực phẩm, sx đồ hộp, thuộc da, giết mổ gia súc...)

Chất béo: Bao gồm mỡ, dầu động vật và thực vật. Dưới tác dụng của vi khuẩn, chất béo chất

béo bị phân huỷ thành glixerin và các axít béo, các axít béo được phân huỷ bằng cách này lại tiếp tục bị phân huỷ thành những axít mạch ngắn hơn (axít axetic, butyric....) có mùi hơi, làm cho pH của nước giảm, bất lợi cho hoạt động của vi khuẩn phân huỷ. (xí nghiệp sx dầu mỡ, mỡ thực phẩm, nm sản xuất xà phòng, tẩy len, tẩy giặt...)

Một phần của tài liệu bài giảng ô nhiễm môi trường (Trang 119 - 120)