PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 42 - 45)

1. Kết luận

Theo ông Arjuna Mahendran, CEO kiêm Trưởng bộ phận đầu tư của HSBC tại châu Á: “Năm năm qua, Việt Nam trải qua quá trình tăng trưởng mạnh và hệ thống ngân hàng chịu rất nhiều sức ép. Những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay cũng giống như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia năm 1997. Hệ thống ngân hàng của các nước này khi đó phát triển quá nhanh, sức ép lên rất cao, câu chuyện khi đó cũng giống như Việt Nam hiện nay, nợ xấu trong ngân hàng tăng rất nhanh.

Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều tiến hành loại bỏ nợ xấu ra khỏi hệ thống và đưa vào một cơ quan tái cơ cấu ngân hàng, họ sáp nhập một số ngân hàng và Việt Nam hiện giờ cũng nên làm như vậy, một số ngân hàng có quy mô quá nhỏ. Đối với các nước kể trên, sau khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới có quy mô lớn hơn và họ cho vay trở lại. Giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng của Malaysia, Indonesia hay Thái Lan diễn ra từ năm 1998 đến 2000 và từ đó đến nay, kinh tế của các nước trên tăng trưởng rất tốt. Việt Nam nên làm giống như các nước trên.”

Như vậy, mặc dù Việt Nam vừa mới đạt mức thu nhập trung bình thấp, nhưng cái bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện nếu không sớm chuyển hướng chiến lược cải cách. Trước mắt, Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề như: cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng khốc liệt, đòi hỏi phải gắn kết được tăng trưởng và bình đẳng, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cần kiểm soát, ngăn chặn những khủng hoảng mới, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hoá các thị trường vốn, tự do hoá thương mại dịch vụ, đồng thời mở rộng các hệ thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực. Và ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những định hướng chiến lược, hành động cụ thể để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh một cách bền vững.

2. Kiến nghị

Xuất phát từ nguyên nhân của nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước để đề ra 2 nhóm kiến nghị nhằm tránh nguy cơ mắc phải “bẫy thu nhập trung binh” ở Việt Nam.

 Thứ nhất, xây dựng nội lực cho nền kinh tế, xuất phát từ nâng cao chất lượng của giáo dục và đầu tư cho các hoạt động sang tạo.

• Bằng cách này Việt Nam sẽ có được một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng và đây chính là điều cần thiết để các bạn có thể đối phó với những thay đổi ngày càng nhanh trên thế giới.

• Việc tập trung đầu tư cho giáo dục không nên chỉ dừng lại ở đào tạo phổ cập tiểu học, trung học mà cần tập trung cả cho các cấp cao hơn để cho "ra lò" những kỹ sư, nhà khoa học, chuyên gia IT hay những thợ lành nghề để họ sẽ là người vừa lĩnh hội, vừa đưa ra được các phát kiến mới đóng góp cho phát triển nền kinh tế.Chính giáo dục sẽ quyết định phần lớn cho việc Việt Nam có thoát được bẫy thu nhập trung bình hay không. Và học sinh, công nhân học nghề và sinh viên Việt Nam sẽ là chủ thể đưa đất nước mình phát triển trong 10 hay 15 năm tới đây.

 Thứ hai, vấn đề về mặt thể chế. Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của các nước thu nhập trung bình, hay nói cách khác là một nước có thu nhập trung bình thấp. Vì vậy nên việc cải cách về thể chế và chính sách để nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy nâng cao năng suất là rất cần thiết để tránh nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình”.

• Để một đất nước tăng trưởng cao và phát triển bền vững cần phải có một nền tảng pháp lý vững chắc và nghiêm minh. Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những thất bại mà thị trường tạo nên, vậy nên hệ thống pháp luật kinh tế là không thể thiếu để đảm bảo cho sự vận hành cơ chế thị trường được diễn ra theo đúng lịch trình của nó.

• Hệ thống quản trị với tham nhũng, hối lộ, mua bán chức quyền bằng cấp luôn là một vấn đề nan giải đối với nước ta, nếu còn những tình trạng này thì Việt Nam sẽ không bao giờ có thể đi lên bằng chính năng suất và chất lượng được.

• Điều cấp thiết đặt ra là hãy tạo một môi trường quản trị trong sạch và liêm chính.

• Cân đối vĩ mô, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, đưa ra được đường lối chiến lược phù hợp với thực tiễn đất nước. Việt Nam cần tăng trưởng chất lượng thay vì chạy theo số lượng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển bằng cách cải cách hành chính, bãi bỏ các giấy phép, quy định và thủ tục không cần thiết.

• Xây dựng hệ thống tài chính với nhiều ngân hàng có chất lượng và có tính cạnh tranh cao, quản lýchặt chẽcác hoạt động của ngân hàng tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và mất thanh khoản cao dẫn đến nguy cơ sụp đổ.

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w