Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 39)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.3.1 Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và Philipines

Chúng ta cần thu hút đầu tư và tăng vốn đầu tư khi kích thích tăng trưởng kinh tế,nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, bên cạnh đó phải nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước để có thể tránh sự phụ thuộc vào các nền kinh tế nước ngoài.

Nâng cao công bằng xã hội tránh việc bất ổn kinh tế cũng như chính trị,cải thiện cơ sở hạ tầng ,cải thiện thể lệ luật trong kinh tế bắt kịp với sự thay đổi kinh tế.

3.3.2 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc

Đẩy nhanh phát triển kinh tế phải gắn liền với nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng tưởng GPD hòa hòa phải giữa các thành phần, cân đối chi tiêu và đầu tư đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế là bền vững

 Hoạt động R&D và chất lượng nguồn nhân lực:

• Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

• Tập trung đầu cho giáo dục đặt biệt năng cao tỷ lệ giáo dục ở bậc đại học và cao học trong các chuyên ngành khoa hoc học tự nhiên.Khuyến khích nghiên cứu khoa học trong họ sinh, sinh viên. tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng số lượng du học sinh, trải thảm đỏ đón du học sinh trở về, mời gọi Việt kiều đóng góp tiền bạc và trở về phục vụ đất nước, khuyến khích các nhà khoa học và các nhà đầu tư bỏ thời gian công sức, tiền bạc và trí tuệ vào nghiên cứu, phát minh, sáng tạo khoa học phục vụ CNH, HĐH. Chính phủ tạo môi trường để các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, nhất là chuyên gia trong các ngành công nghệ cao ; kêu gọi người nước ngoài bỏ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

 Thể chế chính trị:

• Phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội để rút bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

• Giảm thiểu tình trạng tham nhũng trong chính trị, nâng cao tính minh bạch tối để thiểu hóa những rủi ro chính trị cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó kiện toàn pháp luật kinh tế đối ngoại để tạo môi trường rõ ràng và lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

 Năng lực cạnh tranh:

• Phát triển xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ năng cao, sản phẩm đã qua chế biến tránh tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô.

• Thu hút nhà đầu tư nước ngoài với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo.

• Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thi trường thế giới gắn với hình ảnh hàng Viêt an toàn và chất lượng trong mắt người tiêu dùng thế giới.

3.3.3 Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ:

Qua những vấn đề đã phân tích ở trên, ta thấy Ấn Độ từ một nước có mức thu nhập thấp, chỉ trong vòng một năm đã vươn lên bước vào mức thu nhập trung bình và sắp sửa bước sang mức thu nhập trung bình cao. Nguyên nhân chính là do Ấn Độ có nguồn nhân công dồi dào, chú trọng vào việc xây dựng cho R&D, Ấn Độ đã xây dựng được một hệ thống sáng tạo và đổi mới quốc gia nhằm khuyến khích sự đổi mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo sự bình đẳng về cơ hội cho các cá nhân và tổ chức KH&CN trên cơ sở hỗ trợ của luật pháp cũng như của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ấn Độ cũng thực hiện tốt việc gắn kết giáo dục và đào tạo với KH&CN, đưa ra chương trình KH&CN dành cho người nghèo nhằm huy động sự sáng tạo của mọi người dân đóng góp cho sự phát triển của đất nước. nhờ học hỏi kinh nghiêm của Hàn Quốc, Nhật, Mỹ mà Ấn Độ đã có những tiến bộ vượt bậc.

Đây là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng.Nhưng Ấn Độ có nhiều bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo lớn, tham nhũng, tỷ lệ mù chữ còn khá cao làm cản trở con đường phát triển của Ấn Độ, đây cũng là những kinh nghiêm mà chúng ta phải rút ra cho mình.

Những khó khăn của Ấn Độ trong 2 năm qua phần lớn xuất phát từ một nguồn gốc là chính sách yếu kém. Tăng trưởng suy giảm, đầu tư của các doanh nghiệp đi xuống, lạm phát tăng cao, và giờ là sự mất giá của đồng Rupee, đều đến từ sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào chính sách của Ấn Độ.

C. PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luận

Theo ông Arjuna Mahendran, CEO kiêm Trưởng bộ phận đầu tư của HSBC tại châu Á: “Năm năm qua, Việt Nam trải qua quá trình tăng trưởng mạnh và hệ thống ngân hàng chịu rất nhiều sức ép. Những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay cũng giống như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia năm 1997. Hệ thống ngân hàng của các nước này khi đó phát triển quá nhanh, sức ép lên rất cao, câu chuyện khi đó cũng giống như Việt Nam hiện nay, nợ xấu trong ngân hàng tăng rất nhanh.

Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều tiến hành loại bỏ nợ xấu ra khỏi hệ thống và đưa vào một cơ quan tái cơ cấu ngân hàng, họ sáp nhập một số ngân hàng và Việt Nam hiện giờ cũng nên làm như vậy, một số ngân hàng có quy mô quá nhỏ. Đối với các nước kể trên, sau khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới có quy mô lớn hơn và họ cho vay trở lại. Giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng của Malaysia, Indonesia hay Thái Lan diễn ra từ năm 1998 đến 2000 và từ đó đến nay, kinh tế của các nước trên tăng trưởng rất tốt. Việt Nam nên làm giống như các nước trên.”

Như vậy, mặc dù Việt Nam vừa mới đạt mức thu nhập trung bình thấp, nhưng cái bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện nếu không sớm chuyển hướng chiến lược cải cách. Trước mắt, Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề như: cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng khốc liệt, đòi hỏi phải gắn kết được tăng trưởng và bình đẳng, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cần kiểm soát, ngăn chặn những khủng hoảng mới, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hoá các thị trường vốn, tự do hoá thương mại dịch vụ, đồng thời mở rộng các hệ thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực. Và ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những định hướng chiến lược, hành động cụ thể để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh một cách bền vững.

2. Kiến nghị

Xuất phát từ nguyên nhân của nguy cơ mắc “bẫy thu nhập trung bình” ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước để đề ra 2 nhóm kiến nghị nhằm tránh nguy cơ mắc phải “bẫy thu nhập trung binh” ở Việt Nam.

 Thứ nhất, xây dựng nội lực cho nền kinh tế, xuất phát từ nâng cao chất lượng của giáo dục và đầu tư cho các hoạt động sang tạo.

• Bằng cách này Việt Nam sẽ có được một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng và đây chính là điều cần thiết để các bạn có thể đối phó với những thay đổi ngày càng nhanh trên thế giới.

• Việc tập trung đầu tư cho giáo dục không nên chỉ dừng lại ở đào tạo phổ cập tiểu học, trung học mà cần tập trung cả cho các cấp cao hơn để cho "ra lò" những kỹ sư, nhà khoa học, chuyên gia IT hay những thợ lành nghề để họ sẽ là người vừa lĩnh hội, vừa đưa ra được các phát kiến mới đóng góp cho phát triển nền kinh tế.Chính giáo dục sẽ quyết định phần lớn cho việc Việt Nam có thoát được bẫy thu nhập trung bình hay không. Và học sinh, công nhân học nghề và sinh viên Việt Nam sẽ là chủ thể đưa đất nước mình phát triển trong 10 hay 15 năm tới đây.

 Thứ hai, vấn đề về mặt thể chế. Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của các nước thu nhập trung bình, hay nói cách khác là một nước có thu nhập trung bình thấp. Vì vậy nên việc cải cách về thể chế và chính sách để nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy nâng cao năng suất là rất cần thiết để tránh nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình”.

• Để một đất nước tăng trưởng cao và phát triển bền vững cần phải có một nền tảng pháp lý vững chắc và nghiêm minh. Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những thất bại mà thị trường tạo nên, vậy nên hệ thống pháp luật kinh tế là không thể thiếu để đảm bảo cho sự vận hành cơ chế thị trường được diễn ra theo đúng lịch trình của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hệ thống quản trị với tham nhũng, hối lộ, mua bán chức quyền bằng cấp luôn là một vấn đề nan giải đối với nước ta, nếu còn những tình trạng này thì Việt Nam sẽ không bao giờ có thể đi lên bằng chính năng suất và chất lượng được.

• Điều cấp thiết đặt ra là hãy tạo một môi trường quản trị trong sạch và liêm chính.

• Cân đối vĩ mô, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, đưa ra được đường lối chiến lược phù hợp với thực tiễn đất nước. Việt Nam cần tăng trưởng chất lượng thay vì chạy theo số lượng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển bằng cách cải cách hành chính, bãi bỏ các giấy phép, quy định và thủ tục không cần thiết.

• Xây dựng hệ thống tài chính với nhiều ngân hàng có chất lượng và có tính cạnh tranh cao, quản lýchặt chẽcác hoạt động của ngân hàng tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và mất thanh khoản cao dẫn đến nguy cơ sụp đổ.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bích Diệp (28/1/2012), “Việt Nam cần cải cách để vượt “bẫy thu nhập trung bình””, Dân Trí, xem tại:

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-can-cai-cach-de-vuot-bay-thu- nhap-trung-binh-560201.htm

2. Bùi Căn (14/9/2010), “Thái Lan tìm cách vượt bẫy thu nhập trung bình”, Báo mới.com, xem tại:

http://www.baomoi.com/Thai-Lan-tim-cach-vuot-bay-thu-nhap-trung- binh/45/4867691.epi

3. Đức Phường, “Ấn Độ: Phát triển kinh tế nền tảng Khoa Học và Công Nghệ”, Niềm tin vào tương lai, xem tại

http://niemtin.free.fr/kinhteando.htm

4. “Giáo dục tại Ấn Độ”, Đại sứ quán Ấn Độ Việt Nam, xem tại:

http://www.indembassy.com.vn/tabid/863/default.aspx

5. GS. Trần Văn Thọ (3/2012), “ Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước Asean”, Thời đại mới, Số 24.

6. Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Đổi mới hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam. Kenichi Ohno (VDF/GRIPS). Sửa đổi 18/3/2010, xem tại

www.vdf.org.vn/Doc/2010/Sym18Mar10KOhnoSlidesV.pdf

7. Hà Thu (19/11/2012), “Trung Quốc mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình””, VN Express, xem tại:

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/11/trung-quoc-mac-ket- trong-bay-thu-nhap-trung-binh/

8. Lan Hương (30/4/2011), “Ba nhân tố giúp VN vượt bẫy thu nhập trung bình”, Vietnam Economic Forum, xem tại:

http://vef.vn/2011-04-29-ba-nhan-to-giup-vn-vuot-bay-thu-nhap-trung-binh

9. Linh Hương (16/11/2012), “Trung Quốc mục tiêu vượt qua “bẫy của nước có thu nhập trung bình”, Báo điện tử của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, xem tại:

http://toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/4/kinh-te-the-gioi/112549/trung-quoc- muc-tieu-vuot-qua-bay-cua-nuoc-co-thu-nhap-trung-binh.aspx

10. Ngọc Diệp (30/11/2012), “Việt Nam chưa thể mắc “bẫy thu nhập trung bình””, VTV Đài truyền hình Việt Nam, xem tại:

http://vtv.vn/Kinh-te/Viet-Nam-chua-the-mac-bay-thu-nhap-trung- binh/52501.vtv

11. Thanh Bình (4/12/2009), “Việt Nam đứng trước bẫy thu nhập trung bình”, Báo mới.com, xem tại:

http://www.baomoi.com/Viet-Nam-dung-truoc-bay-thu-nhap-trung- binh/122/3578722.epi

12. Thu Hương (17/11/2012), “Kinh tế Trung Quốc dưới thời ông Hồ Cẩm Đào (P2)”, CAFEF, xem tại:

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-te-trung-quoc-duoi-thoi-ong-ho-cam- dao-p2-20121117085228774ca32.chn

13. Trung Nguyễn (21/3/2010), “Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình, nếu…”, Báo mới.com, xem tại http://www.baomoi.com/Viet-Nam-co-the- tranh-bay-thu-nhap-trung-binh-neu/122/4014334.epi

14. Vân Chi (5/3/2013), “Thoát “bẫy” thu nhập trung bình: Thách thức đối với Việt Nam”, eFinace, xem tại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://www.taichinhdientu.vn/Home/Thoat--bay-thu-nhap-trung-binh-Thach- thuc-doi-voi-Viet-Nam/20133/127915.dfis

15. Vietnamnet (25/6/2010), “Việt Nam khó thoát “bẫy thu nhập trung bình””, Tinkinhte.com, xem tại:

http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-du-bao/viet-nam-kho-thoat- bay-thu-nhap-trung-binh.nd5-dt.106666.113121.html

16. Vneconomy (16/4/2013), “Trung Quốc đã “sập bẫy” thu nhập trung bình?”, Mạng xã hội doanh nghiệp, xem tại:

http://esn.vn/esn/news_detail/c15696/i15731/trung-quoc-da-sap-bay-thu- nhap-trung-binh-.html

17. Võ Hùng Dũng (15/6/2010), “Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình”, Doanh nhân 360, xem tại:

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Dau-tu- 360/De_vuot_qua_bay_thu_nhap_TB/

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 39)