B. PHẦN NỘI DUNG
3.3.3 Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ
Qua những vấn đề đã phân tích ở trên, ta thấy Ấn Độ từ một nước có mức thu nhập thấp, chỉ trong vòng một năm đã vươn lên bước vào mức thu nhập trung bình và sắp sửa bước sang mức thu nhập trung bình cao. Nguyên nhân chính là do Ấn Độ có nguồn nhân công dồi dào, chú trọng vào việc xây dựng cho R&D, Ấn Độ đã xây dựng được một hệ thống sáng tạo và đổi mới quốc gia nhằm khuyến khích sự đổi mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo sự bình đẳng về cơ hội cho các cá nhân và tổ chức KH&CN trên cơ sở hỗ trợ của luật pháp cũng như của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ấn Độ cũng thực hiện tốt việc gắn kết giáo dục và đào tạo với KH&CN, đưa ra chương trình KH&CN dành cho người nghèo nhằm huy động sự sáng tạo của mọi người dân đóng góp cho sự phát triển của đất nước. nhờ học hỏi kinh nghiêm của Hàn Quốc, Nhật, Mỹ mà Ấn Độ đã có những tiến bộ vượt bậc.
Đây là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng.Nhưng Ấn Độ có nhiều bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo lớn, tham nhũng, tỷ lệ mù chữ còn khá cao làm cản trở con đường phát triển của Ấn Độ, đây cũng là những kinh nghiêm mà chúng ta phải rút ra cho mình.
Những khó khăn của Ấn Độ trong 2 năm qua phần lớn xuất phát từ một nguồn gốc là chính sách yếu kém. Tăng trưởng suy giảm, đầu tư của các doanh nghiệp đi xuống, lạm phát tăng cao, và giờ là sự mất giá của đồng Rupee, đều đến từ sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào chính sách của Ấn Độ.