Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2Nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình

Nguy cơ mắc phải “bẫy thu nhập trung bình” ở Việt Nam xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:

 Thứ nhất, chưa xây dựng được nội lực cho nền kinh tế.

• Nền kinh tế chúng ta quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào, giá rẽ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA…) nói cách khác là phụ thuộc vào những lợi thế ban đầu mà chưa chú trọng vào xây dựng nội lực cho nền kinh tế. Đó là sự phát triển về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động.

• Hiện nay, thu nhập từ tài nguyên đóng góp vào 70% tổng thu nhập nước ta. Trong khi đó, nguồn lực về tài nguyên là có hạn, nếu không biết khai thác và bảo vệ một cách hợp lý thì sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong tương lai gần.

• Một thực tế khác là vấn đề nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực.Thực trạng nhân lực Việt Nam hiện nay là số lượng lớn, nhưng chất lượng không cao, không được đào tạo đến nơi đến chốn, dẫn đến mâu thuẫn giữa lượng và chất. Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010 (Tổng cục Thống kê), nguồn nhân lực Việt Nam có 72 triệu người, trong đó nông dân chiếm 70%; công nhân chiếm 10%; nhân lực trí thức tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm khoảng 2,15%.

Bảng 3.1:Tóm tắt các chỉ số tăng trưởng của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê, các chỉ số chính của Ngân hàng phát triển châu Á (2008), Các tính toán về tăng trưởng - Đại học kinh tế Quốc dân giai đoạn 1990 - 2004

• Các số liệu thống kê tăng trưởng cho thấy: đến giữa những năm 1990, hệ số vốn trên một đơn vị sản lượng (ICOR) ở mức thấp, mức đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) ở mức cao – điều này cho thấy tăng trưởng nhanh do hiệu suất. Sau giai đoạn đó, chỉ số ICOR tăng lên, đóng góp của TFP trong tăng trưởng giảm xuống và đóng góp của vốn tăng lên. Điều đó cho thấy, tăng trưởng là nhờ vào đầu tư ồ ạt, nhưng mức hiệu quả sử dụng vốn thấp.

 Thứ hai, tình trạng tham nhũng và hệ thống hành chính rườm rà, phức tạp, quản lý yếu kém.

• Tại Hội thảo “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”được tỏ chức bởi Tạp chí Cộng sản và Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh ngày 15/01/2013, các nhà khoa học đã khẳng định “Ở Việt Nam hiện nay bất kể ngành nào, kể cả các cấp trong ngành giáo dục, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và ở bất kể địa phương nào, cấp nào cũng đều có tham nhũng, tuy mức độ có khác nhau”, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tham nhũng tạo Việt Nam.

Bảng 3.2 Chỉ số tham nhũng của Việt Nam

Nguồn: Wikipedia.org

• GS.TS Trương Giang Long- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, theo số liệu khảo sát của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2012 của Việt Nam xếp hạng 123/176 quốc gia. Chỉ số này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là nghiêm trọng.Các nỗ lực phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa thực sự thành công.Người đứng đầu các

cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí chưa bị xử lý nghiêm hoặc có xử lý nhưng chỉ là hình thức.

Bảng 3.3: Tăng trưởng GDP và hệ số ICOR

Nguồn: WB

• So sánh chỉ số ICOR giữa Việt Nam và các nước trong khu vực chúng ta sẽ thấy rõ hiệu quả đầu tư của chúng ta như thế nào – thấp nhất trong khu vực. Điều đó đủ cho chúng ta thấy sự yếu kém trong khâu quản lý, tổ chức, thực hiện các dự án đầu tư cũng như là việc các dự án này chủ yếu là các dự án có hàm lượng chất xám thấp, chủ yếu yêu cầu nhiều lao động rẻ tiền.

Một phần của tài liệu HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 36 - 39)