Một số yếu tố tổ chức dạy học hợp tác có hiệu quả 1 Nội dung dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 50 - 55)

PHẲNG” HÌNH HỌC LỚP 10 – BAN NÂNG CAO

2.3.1.Một số yếu tố tổ chức dạy học hợp tác có hiệu quả 1 Nội dung dạy học

2.3.1.1. Nội dung dạy học

Để tổ chức dạy học hợp tác được thì mỗi nội dung dạy học cần phải được GV thiết kế thành những tình huống học tập hợp tác. Nội dung học tập được thiết kế như vậy được gọi là tình huống dạy học hợp tác.

Một tình huống dạy học hợp tác là tình huống dạy học trong đó xác định rõ mục tiêu học tập cho mỗi HS trong một nhóm, phù hợp với nhận thức của HS và tạo nhu cầu hợp tác trong học tập. Thực chất đó là một dạng tình huống gợi vấn đề mà GV đưa ra với dụng ý tạo ra hoạt động học tập hợp tác cho HS.

Đặc điểm khác biệt nhất của tình huống dạy học hợp tác so với các tình huống dạy học khác là: GV phải tạo được cơ hội cho HS thảo luận và từng bước đạt kết quả học tập. Nhiệm vụ học tập được sắp xếp, thiết kế có dụng ý phân bậc để HS có thể tự mình bàn bạc đạt được mục tiêu học tập.

Tình huống dạy học hợp tác khơng phụ thuộc vào nội dung dạy học mà phụ thuộc vào đặc điểm của kiến thức. Dấu hiệu của nội dung kiến thức có thể thiết kế tình huống dạy học hợp tác là: Nội dung phức tạp, có nhiều cách suy nghĩ khác nhau, khối lượng kiến thức nhiều mà cần giải quyết trong thời gian ngắn.

Có ba tiêu chí sau của một tình huống dạy học hợp tác: 1. Tình huống phải có tác dụng gợi ra vấn đề.

2. HS thấy có nhu cầu hợp tác, trao đổi với nhau và hy vọng sự hợp tác đó sẽ có tác dụng tốt.

3. Tạo ra môi trường hợp tác để thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa vai trị cá nhân với vai trị tập thể.

Ví dụ 1: Để đưa ra định nghĩa hình vng, GV có thể định nghĩa như

sau: “hình vng là một hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau”. Từ đó HS có thể đưa ra được định nghĩa hình chữ nhật thơng qua định nghĩa hình vng.

Ví dụ 2: Để dạy định lí: “Tứ giác ABCD nội tiếp trong một đường tròn

khi và chỉ khi tích hai đường chéo bằng tổng các tích các cặp cạnh đối”. Chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau đây:

HS cần phát hiện được định lí thơng qua việc khảo sát các trường hợp riêng.

Chứng minh được định lí bằng sử dụng phép nghịch đảo. Bước đầu vận dụng định lí vào giải tốn.

Bồi dưỡng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, lật ngược vấn đề.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng các tính chất của phép nghịch đảo, các dấu hiệu về các tam giác đồng dạng, kỹ năng lựa chọn thích hợp phép nghịch đảo.

Giáo dục HS cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, giáo dục thế giới quan khoa học về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

b) Tạo tình huống sư phạm:

Cho HS khảo sát các trường hợp riêng:

- Hãy biểu thị tích độ dài hai đường chéo qua độ dài các cạnh của tứ giác trong các trường hợp sau:

Tứ giác là hình vng hoặc hình chữ nhật ABCD. Tứ giác là hình thang cân.

Từ hình chữ nhật ABCD hay hình vng ABCD ta có: AC2 = AB2 + BC2. Do AC = BD và các cạnh đối bằng nhau suy ra AC.BD = AB.CD + AD.BC. Từ hình thang cân ABCD có đáy AD, BC; BC > AD, ta có:

BD2 = AB2 + AD2 – 2AB.AD.cos, với  = BAD (1) Khi đó hệ thức (1) tương đương với:

BD2 = AB2 +AD2 + 2AD.CD.cos , với  = BCD, tương đương với BD2 = AB2 + AD2 + AD.(BC - AD)  AC.BD = AB.CD + AD.BC. Do hình vng, hình chữ nhật, hình thang cân là những tứ giác nội tiếp trong đường trịn nên từ đó nhờ hoạt động khái qt hóa HS có thể phát hiện định lí trên.

GV có thể hướng dẫn HS thông qua các định hướng sư phạm sau: - Để chứng minh các hệ thức liên quan đến tích các độ dài thì có thể sử

dụng hình học đồng dạng.

- Có thể chuyển hệ thức về độ dài nêu trên về độ dài ảnh của chúng trên một đường thẳng qua một phép nghịch đảo thích hợp.

Từ các định hướng nói trên HS cần thảo luận để tìm cách chứng minh định lí nhờ tạo ra các tam giác đồng dạng hoặc sử dụng phép nghịch đảo thích hợp.

Cũng như các tình huống dạy học khác, có ba kiểu tình huống trong dạy học hợp tác mơn tốn là:

- Tình huống hành động hợp tác: Thể hiện chức năng điều khiển hành động để thực hiện những quyết định của cá nhân và tập thể. Trong tình huống kiểu này có tác động qua lại của HS với mơi trường bằng hành động, trong đó lời lẽ khơng giữ vai trị quan trọng hàng đầu.

- Tình huống thảo luận bằng diễn đạt: Thể hiện chức năng tạo phương tiện giao lưu trao đổi thơng tin trong thảo luận nhóm học tập. Ở đây, HS có nhu cầu diễn đạt trong quá trình tác động qua lại với mơi trường. Điều kiện của tình huống kiểu này là: có giao tiếp giữa những người học tập hợp tác, có vị trí phi đối xứng của HS trên bình diện phương tiện hành động, mơi trường và bình diện thơng tin, có phản hồi từ mơi trường và người đang giao lưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tình huống thống nhất xác định kiến thức: Thể hiện chức năng tạo phương tiện kiểm chứng để xác nhận hay bác bỏ một kiến thức. Kiến thức được kiểm chứng, xác nhận trong quá trình HS giao lưu với nhau và tác động qua lại với mơi trường. Trong q trình thảo luận, HS có vai trị bình đẳng, HS vừa là người đề xuất, vừa là người phản bác để đi đến kết luận cuối cùng.

Để tạo nhu cầu hợp tác, có thể thiết kế các nội dung học tập theo định hướng:

- Dựa trên những cách suy luận khác nhau để tạo ra những tình huống thảo luận.

- Dựa trên sự khác nhau về vai trò của mỗi cá nhân, khi đó HS sẽ có nhu cầu hợp tác để tổng hợp các vai trị nhằm đạt mục đích chung.

- Dựa trên những khía cạnh khác nhau của kiến thức. - Dựa vào mục đích và sản phẩm chung.

Có thể thiết kế tình huống dạy học hợp tác theo qui trình sau:

Bước 1: xác định mục tiêu, ngoài mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức cụ thể

trong hoạt động học tập, cần chú trọng hơn đến mục tiêu rèn luyện cách học và cách giao tiếp cho HS. Trong dạy học hợp tác, mục tiêu đề ra là dạy cho HS phương pháp hợp tác và rèn luyện tư duy hội thoại có phê phán.

Bước 2: Chọn nội dung, khơng phải nội dung nào cũng có thể đưa ra để

dạy học hợp tác được, vì vậy phải chọn nội dung thích hợp. Đó là những nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu học tập hợp tác, những nội dung kích thích sự tranh luận trong tập thể. Chẳng hạn: những nhiệm vụ có khối lượng cơng việc nhiều mà cần hồn thành trong một thời gian ngắn; những nội dung phức tạp cần lập luận đầy đủ ở trình độ tổng hợp; nội dung có nhiều khía cạnh cần giải quyết, cần sử dụng nhiều cách suy nghĩ khác nhau. Ví dụ như: tổng kết các phương pháp giải một dạng bài toán, chứng minh đường thẳng vng góc với mặt phẳng, xác định tâm và tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp,…tổng kết chương, tìm nhiều cách giải cho một bài tốn, tìm qui trình giải một dạng tốn cụ thể, tìm và sửa chữa sai lầm khi giải tốn, những tình huống để tiếp cận khái niệm và định lí mới,…

Bước 3: Thiết kế tình huống cụ thể bao gồm các nhiệm vụ:

- Đề ra nhiệm vụ cho HS.

- Dự kiến các cách nghĩ khác nhau và phương hướng giải quyết.

- Dự kiến những mâu thuẫn trong thảo luận nhóm và cách hướng dẫn HS thảo luận.

- Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý HS cách thảo luận và cách thống nhất.

- Dự kiến cách xác nhận kiến thức và đánh giá HS.

Bước 4: Tổ chức học tập hợp tác

GV có thể tổ chức cho HS học tập theo nhóm, thi giải tốn giữa các nhóm,…Nhiệm vụ chính của HS là vận dụng kỹ năng hợp tác và kỹ năng tư duy hội thoại có phê phán để tìm ra kiến thức. Tổng hợp, kết luận vấn đề và phát triển vấn đề.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 50 - 55)