Bước 5: Đề ra tiêu chí thi đua

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 58 - 59)

PHẲNG” HÌNH HỌC LỚP 10 – BAN NÂNG CAO

2.3.2.5.Bước 5: Đề ra tiêu chí thi đua

Trong dạy học hợp tác, thi đua là để phát huy vai trị của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm. Đồng thời thúc đẩy nhóm có trách nhiệm với từng cá nhân. Sự đánh giá của GV không quan trọng bằng sự tự đánh giá của mỗi cá nhân và các thành viên trong nhóm. Vì vậy việc đánh giá HS cần phải có các tiêu chí cụ thể. Thi đua trong học tập hợp tác sẽ xác nhận nhóm hoặc cá nhân thành công hoặc chưa thành công. Sự cạnh tranh trong học tập hợp tác không gay gắt và không quá khốc liệt. Nhưng GV cũng khơng nên xem nhẹ khâu này. Vì chỉ có tổ chức thi đua cơng bằng mới động viên được HS học tập.

Đối với học sinh THPT, việc tổ chức thi đua càng hấp dẫn HS, bởi vì ở lứa tuổi này HS rất muốn được khẳng định mình và có đơi chút tính hiếu thắng. Tùy theo dạng hoạt động dạy học hợp tác đã thiết kế mà GV có thể đề ra tiêu chí thi đua như sau:

- Đối với hoạt động học tập hợp tác trong mỗi nhóm theo qui trình 4 giai đoạn đã nêu ở trên, GV có thể qui ước: Điểm của nhóm sẽ tính vào điểm học tập cho từng cá nhân. Điểm thi đua của nhóm bao gồm: điểm trả lời trong phiếu học tập, điểm báo cáo bằng lời của cá nhân đại diện cho nhóm và điểm đánh giá về các hoạt động hợp tác nhóm. Trong đó, GV có thể chấm phiếu học tập chung của cả nhóm hoặc chọn một phiếu học tập của một cá nhân bất kỳ trong nhóm để lấy điểm cho nhóm. Người trình bày ý kiến của nhóm sẽ do

GV chỉ định bất kỳ hoặc bốc thăm. Với cách lựa chọn như vậy có tác dụng thúc đẩy trách nhiệm của nhóm đối với mỗi thành viên. Điểm hoạt động của nhóm dựa vào tiêu chí sau: Các thành viên trong nhóm có đồn kết hay khơng? Nhóm có hoạt động sôi nổi và đồng bộ hay khơng? Có rút kinh nghiệm hoạt động nhóm khơng? Vai trị của nhóm trưởng, thư ký có tác dụng như thế nào? Các kỹ năng hợp tác có được thể hiện và nâng cao dần lên không?

- Đối với hoạt động học tập hợp tác giữa các nhóm, chúng ta có thể đề ra tiêu chí như sau: Nhóm nào có kết quả trước sẽ được điểm nhiều hơn, kết quả của nhóm sẽ được trình bày bởi một thành viên bất kỳ trong nhóm do GV chỉ định sau khi nhóm đề nghị phát biểu. Nếu HS đại diện cho nhóm phát biểu sai thì nhóm đó sẽ bị mất quyền trả lời. Cách đề ra tiêu chí thi đua này yêu cầu các nhóm phải tranh đua về thời gian. Tuy nhiên không được vội vàng, hấp tấp, mà phải khẩn trương, cẩn thận và chuyển giao ý kiến nhanh cho các thành viên.

- Đối với hoạt động học tập hợp tác theo kiểu “tiếp sức”, GV sẽ chấm điểm cho các nhóm theo các phần sau: Giải nhanh, trình bày chính xác lời giải trên bảng. Sau khi hoạt động giải toán tiếp sức kết thúc, GV sẽ chấm điểm bài giảng trong phiếu học tập của một thành viên bất kỳ của nhóm. Cách đề ra qui định như vậy sẽ buộc tất cả các thành viên đều phải làm việc, không ỷ lại vào một số thành viên đang tham gia giải toán tiếp sức.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 58 - 59)