Cơ sở Giáo dục học

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 48 - 49)

PHẲNG” HÌNH HỌC LỚP 10 – BAN NÂNG CAO

2.2.1.2.Cơ sở Giáo dục học

Theo quan điểm hoạt động: Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, tổ chức cho HS học tập hợp tác sẽ tạo điều kiện cho HS được hoạt động

nhiều hơn và hoạt động trong giao lưu. Các em có hứng thú và động cơ học tập hơn. Đồng thời kiến thức được các em tự khám phá, tìm tịi, được tiếp thu từ nhiều chiều: qua thầy, qua bạn, qua thành công, thất bại, nên nắm vấn đề được tốt hơn. Điều này phù hợp với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xa xưa.

Học tập hợp tác là cơ hội tốt để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Động lực của quá trình dạy học là kết quả giải quyết tốt các mâu thuẫn bên trong q trình dạy học đó. Đó là những mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập và trình độ phát triển trí tuệ hiện có của HS. Điều kiện để mâu thuẫn đó trở thành động lực là: HS phải hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập, mâu thuẫn phải vừa sức HS, mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến.

Quá trình dạy học có lơgíc là trình tự vận động hợp qui luật để HS tiếp thu tri thức bao gồm: khích thích thái độ học tập tích cực, tổ chức điều khiển HS nắm kiến thức, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kiểm tra đánh giá. Môi trường dạy học cần góp phần tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh tri thức, phát triển và hoàn thiện nhân cách, tinh thần.. GV kiểm tra đánh giá với tư cách là PPDH sẽ thu được tín hiệu ngược, giúp HS có cơ hội phát triển trí tuệ, tạo cho HS có nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, củng cố tính kiên định, lịng tự tin, đề phịng tính ỷ lại, tính tự mãn và nâng cao ý thức tập thể.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 48 - 49)