Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ hai Bộ luật Hình sự Việt

Một phần của tài liệu Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 47)

năm 1985 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ hai Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999

Các quyền tự do, dân chủ của công dân bao gồm quyền tự do thân thể đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta năm 1946, đồng thời tiếp tục được củng cố trong Hiến pháp năm 1980. Trên cơ sở đó, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta - Bộ luật Hình sự năm 1985 đã dành Chương III Phần các tội phạm với 09 điều luật quy định về các tội xâm phạm những quyền tự do, dân chủ của công dân, cụ thể là các tội phạm sau:

1) Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 119); 2) Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 120);

3) Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác (Điều 121);

4) Tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân (Điều 122); 5) Tội buộc người lao động thôi việc trái pháp luật (Điều 123);

6) Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, quyền hội họp, lập hội của công dân (Điều 124);

7) Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (125);

8) Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế phát minh (Điều 126); 9) Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo của công dân (Điều 127). Ngay từ Bộ luật này, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đã được đưa lên vị trí đầu tiên trong các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của

công dân cho thấy đánh giá của các nhà lập pháp về tầm quan trọng của quy định này. Theo đó, Điều 119 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định:

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm [41].

Quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là tấm rào ngăn chặn, phòng ngừa hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, đồng thời là căn cứ để đấu tranh, xử lý hành vi này khi nó xảy ra trên thực tế.

Năm 1986, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04-HĐTP ngày 29/11/1986 về Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự, trong đó có hướng dẫn cụ thể về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như sau:

- Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể

của công dân;

- Về mặt khách quan, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những trường hợp như: hành vi của người không có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người không phải là phạm pháp quả tang; hành vi của cán bộ, công an, Tòa án, kiểm sát có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người khi không có căn cứ xác đáng để nghi ngờ người đó phạm tội; hành vi bắt, giữ hoặc giam người không có quyết định hợp pháp của Viện kiểm sát hoặc Tòa án từ cấp huyện, quận trở lên (đối với bị can) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành (đối với người tập trung cải tạo);

- Về chủ thể, cần phân biệt: công dân bình thường bị xử lý theo khoản 1; người có chức vụ, quyền hạn (nhưng không có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người, hoặc tuy có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật), thì bị xử lý theo khoản 2.

Cả hai loại chủ thể nói trên mà phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo khoản 3. Hậu quả nghiêm trọng thể hiện như: thiệt hại đối với người bị bắt, giam hoặc gia đình họ (ví dụ: người bị bắt, giam sau đó uất ức mà tự sát; do bị giam lâu mà mắc bệnh tật, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe hoặc gia đình họ bị chia ly...) hoặc ảnh hưởng xấu về chính trị (ví dụ: do bắt, giam trái pháp luật mà làm cho dư luận quần chúng công phẫn, ảnh hưởng đến uy tín Nhà nước...).

- Cùng với hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tùy trường hợp có thể xử lý thêm về tội khác (nếu có) (như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 109), dùng nhục hình (Điều 234).

- Trong trường hợp bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi bắt cóc cũng xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhưng được coi là một thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, do đó, bị xử lý theo Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân), mà không xử lý theo Điều 119.

Tương ứng với Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 cũng đưa ra nguyên tắc "Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân

thể của công dân khi tiến hành các hoạt động bắt, giam giữ, khám người".

Về sau, qua quá trình thi hành và áp dụng, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng về cơ bản nội dung tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không có thay đổi.

Bộ luật Hình sự năm 1985 với các Luật sửa đổi, bổ sung đã tạo ra một hệ thống cồng kềnh, phức tạp các quy định pháp luật hình sự, dẫn đến khó khăn trong áp dụng. Đồng thời, trước sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, những biến động của tội phạm, Bộ luật tuy đã được sửa đổi vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, năm 1999 Quốc hội nước ta đã ban hành Bộ luật Hình sự mới, Bộ luật Hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 47)