Thứ nhất: Nâng cao chất lượng thẩm định nguồn tài trợ dự án
Giải pháp thẩm định khả năng đảm bảo của các nguồn tài trợ này là phải phân tích kỹ các báo cáo tài chính của chủ đầu tư để đánh giá đúng các nguồn vốn
Thứ hai: Nâng cao chất lượng tính toán, xác định luồng tiền của dự án
Đối với luồng tiền ra của dự án:
Chi phí vốn đầu tư: Do cán bộ Ngân hàng ít có chuyên môn trong việc thẩm định chi phí vốn đầu tư, vì vậy, để đảm bảo sự chính xác, cần xin tham khảo ý kiến của Hội sở chính hoặc thuê các cơ quan chuyên ngành thẩm định chi phí vốn đầu tư.
Về các luồng tiền vào của dự án: Để đánh giá và xác định mức doanh thu của dự án, cần thẩm định cơ cấu sản phẩm đầu ra và giá bán từng loại sản phẩm, đồng thời tăng cường sử dụng các phương pháp ước lượng, dự báo phù hợp để dự đoán nhu cầu và giá bán sản phẩm được chính xác.
Thứ ba: Chú trọng phân tích, đánh giá các rủi ro của dự án.
Để giảm dần sự định tính trong phân tích rủi ro của dự án, tùy theo trình độ của cán bộ thẩm định mà áp dụng các phương pháp thẩm định rủi ro như: Phân tích tình huống, phân tích mô phỏng, phân tích độ nhạy của dự án. Nhìn chung, với khả năng của cán bộ thẩm định tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh thì có thể sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy của dự án.
Thứ tư: Chi nhánh phải luôn lựa chọn để tài trợ vốn cho dự án có hiệu quả cao
nhất trong số các dự án. Cần thiết phải có sự so sánh các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn trung bình ngành, lĩnh vực hoạt động của dự án...để xác định dự án có hiệu quả nhất phù hợp với khả năng tài trợ của Ngân hàng.
đồng tài trợ - đồng thẩm định với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để học tập kinh nghiệm hoặc mạnh dạn tư vấn, thẩm định dự án.
Thứ tám, sau khi tiến hành thẩm định dự án, cần tiếp tục theo dõi (kể cả các
dự án được Chi nhánh thẩm định không có hiệu quả nhưng Chủ đầu tư vẫn khai thác được nguồn vốn khác để đưa dự án vào hoạt động) để có sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về chất lượng thẩm định dự án.