3.2.2.1. Các hạn chế
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, hoạt động thẩm định dự án tại CN NHPT Hà Tĩnh vẫn còn một số hạn chế nhất định, như sau:
Thứ nhất, một số dự án thẩm định có hiệu quả nhưng khi triển khai vào hoạt
động vẫn gặp rất nhiều khó khăn không thanh toán được nợ đúng cam kết, buộc Ngân hàng phải sử dụng các biện pháp tín dụng để điều chỉnh kế hoạch trả nợ hoặc áp dựng các biện pháp xử lý rủi ro như: gia hạn nơ, khoanh nợ...
Thứ hai, Công tác tổ chức, quản lý trong hoạt động thẩm định dự án còn có
sự trùng lắp, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định đối với kết quả thẩm định chưa rõ ràng.
Thứ ba, một số nội dung thẩm định chưa hợp lý, chưa chính xác
Việc xác định phương án huy động vốn theo điều kiện để cho vay là Chủ đầu tư phải có tối thiểu là 15% vốn đầu tư TSCĐ là chưa hợp lý.
Việc xác định lãi suất chiết khấu còn chưa hợp lý. Chi phí sử dụng vốn tự có, tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được tính đến.
Trong phân tích rủi ro, cán bộ thẩm định chưa đánh giá được đầy đủ các rủi ro. Chưa có dự báo về các ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của dự án.
3.2.2.2. Nguyên nhân
a. Các nguyên nhân chủ quan
Do không đủ điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và khả năng xác định, đánh giá các đầu ra, đầu vào của dự án theo nhu cầu thị trường nên trong thẩm định dự án cán bộ thẩm định thường chấp nhận giả định chủ quan và các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền hoặc do doanh nghiệp cung cấp...Đồng thời, về phía doanh nghiệp, một số dự án được lập một cách hình thức, ít sử dụng các phương pháp dự đoán, dự báo khoa học...Từ đó, dẫn đến dự án được Ngân hàng chấp nhận phương án nhưng chưa phản ánh đúng được nhu cầu thị trường , chưa đầy đủ các chi phí thực tế của sản phẩm dự án.
Thẩm định tính chính xác của Lãi suất chiết khấu:
Việc áp dụng lãi suất chiết khấu chưa xác định rõ mức chi phí sử dụng vốn tự có và không loại trừ tác động của lá chắn thuế lên WACC. Việc xác định lãi suất khiết khấu như vậy là chưa chính xác, làm một trong những nguyên nhân làm mất đi khả năng lựa chọn dự án tốt, hiểu quả của đối với Ngân hàng.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dự án chưa đầy đủ, chưa sâu:
Thực tế là các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh mới chỉ quan tâm tới thời gian trả nợ, mức trả nợ của dự án và các nguồn vốn có thể trả nợ vốn vay nên việc tính toán các chỉ tiêu khác về hiệu quả tài chính dự án chưa quan tâm đầy đủ. Chưa có sự so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án với các chỉ số
trung bình của ngành, dự án tương tự... nên độ tin cậy chưa cao.
Hệ thống thu thập và sử lý thông tin chưa đầy đủ, hiện đại, thông tin chưa được cập nhật, chất lượng thông tin chưa cao:
Hoạt động đầu tư luôn đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn, đầy đủ, chính xác và kịp thời trên rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, luật pháp, trong nước và ngoài nước...Mặc dù, đã thấu hiểu những vấn đề này nhưng sự quan tâm của Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh vẫn còn chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Hầu hết quá trình thẩm định dự án tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh đều dựa trên các thông tin do chủ đầu tư cung cấp mà chưa có được các kênh thông tin riêng để thẩm định lại. Hơn nữa, việc tìm hiểu, lưu trữ các thông tin chưa được chú trọng mất nhiều thời gian thu thập, dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao, thời gian thẩm định kéo dài
Trình độ, năng lực của cán bộ thẩm định Chi nhánh chưa theo kịp với yêu cầu, nhiệm vụ:
Mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ, kiến thức và nhanh chóng tiếp cận với kinh tế thị trường, hội nhập nhưng số lượng cán bộ làm công tác thẩm định còn ít và chưa chuyên sâu. Trong số này, cán bộ có kinh nghiệm lại hạn chế về ngoại ngữ, khả năng khai thác, vận hành máy vi tính phục vụ cho hoạt động thẩm định. Cán bộ trẻ, tuy năng động, có kiến thức về ngoại ngữ và tin học lại chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi để thẩm định dự án có chất lượng đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp, nắm bắt và đánh giá chất lượng thông tin, đưa ra các đánh giá phù hợp.
b. Nguyên nhân khách quan
Chất lượng lập DA còn thấp gây khó khăn cho công tác thẩm định:
Do năng lực còn hạn chế và sự thiếu kinh nghiệm nên nhiều chủ đầu tư tự lập các dự án vẫn còn dừng ở mức độ hình thức, ít chính xác và thiếu căn cứ... Nguyên nhân này đã làm cho việc thẩm định trở thành một công việc hết sức khó khăn bởi cán bộ thẩm định lại phải tìm hiểu, thu thập thông tin... và tính toán lại gần như toàn bộ dự án, từ đó đã kéo dài thời gian thẩm định dự án, giảm chất lượng thẩm định dự án. Mặt khác, chủ đầu tư còn chưa trung thực trong việc cung cấp thông tin liên quan cần thiết cho công tác thẩm định.
Các nguồn cung cấp thông tin có độ chính xác cao chưa nhiều:
Hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh có các đơn vị như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê, Cục Thuế là các đơn vị có thể tập hợp và lưu trữ các thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để có các thông tin về các doanh nghiệp, các hoạt động quá khứ hay các định hướng phát triển, nộp thuế (nguyên tắc “bảo mật”)...từ các đơn vị này là hết sức khó khăn, số liệu không thống nhất nên không đáp ứng được yêu cầu.
Việc thuê thẩm định chưa được thực hiện:
Trong trường hợp phải thẩm định các dự án phức tạp, Chi nhánh được phép thuê thẩm định bên ngoài nhưng hầu như trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa có đơn vị nào có khả năng thẩm định các dự án lớn, phức tạp. Hầu như khi gặp các dự án này, Chi nhánh thường gặp khó khăn, kết quả thẩm định chưa đủ độ tin cậy nên phải trình Ngân hàng cấp trên cho ý kiến hoặc mời các ngân hàng khác tham gia thẩm định đồng tài trợ, từ đó làm cho thời gian thẩm định kéo dài nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến DAĐT chưa chặt chẽ:
Hiện tại, các văn bản qui định về định mức kinh tế, kỹ thuật trung bình hoặc các tiêu chuẩn cơ bản làm căn cứ so sánh với các chỉ tiêu tài chính của dự án còn thiếu. Trong hoạt động thẩm định, Chi nhánh chưa nhận được sự giúp đỡ của NHNN tỉnh Hà Tĩnh và cũng chưa có sự liên hệ với các NHTM trong việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp có DAĐT.
Như vậy, ngoài những kết quả đã đạt được, chất lượng thẩm định tài chính dự án của Chi nhánh vẫn còn những hạn chế nhất định. Các giải pháp và đề xuất để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh sẽ được trình bày ở Chương 4 dưới đây.
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NHPT HÀ TĨNH THÔNG QUA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ