tác thẩm định dự án
4.2.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động thẩm định dự án
Chi nhánh cần chuyên môn hóa bộ phận thẩm định để nâng cao chất lượng trong hoạt động thẩm định dự án:
Tại Chi nhánh cần tách riêng Phòng Thẩm định để chuyên môn hóa nghiệp vụ này. Là điều kiện để cán bộ chuyên sâu vào công tác tiếp cận, hướng dẫn thẩm định dự án để tăng qui mô tín dụng cho Chi nhánh.
Ngoài việc tuyển dụng cán bộ trẻ, có trình độ thuộc các khối ngành kinh tế, tài chính cần tuyển dụng một số cán bộ thuộc ngành kỹ thuật, xây dựng…để không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định tổng hợp dự án, trong đó có chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Như vậy, hoạt động thẩm định sẽ có được tính chuyên môn hóa, đồng thời lại rút ngắn được thời gian thẩm định đối với các dự án không phân cấp cho Chi nhánh, nâng cao được tính khách quan và hiệu quả của thẩm định tài chính dự án.
4.2.2.2. Sử dụng hợp lý và thường xuyên nâng cao chất lượng cán bộ
Muốn xây dựng được đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cơ bản về trình độ cán bộ
thẩm định làm cơ sở cho các kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo.
Thứ hai, thực hiện việc luân chuyển giữa cán bộ làm công tác thẩm định và
cán bộ làm tín dụng để nâng cao năng lực thực tiễn cho cán bộ.
Thứ ba, thực hiện việc tuyển dụng cán bộ thẩm định có chọn lọc (trường,
ngành học) ,phải có kỹ năng khai thác, vận hành máy tính và có tầm nhìn của một nhà quản lý doanh nghiệp.
Thứ tư, ngoài việc khuyến khích, động viên cán bộ thẩm định tự học tập,
nghiên cứu, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ thẩm định để nâng cao khả năng khai thác các phần mềm thẩm định dự án.
Thứ năm, cần có chính sách thu hút, xây dựng một đội ngũ chuyên viên giỏi, có
kinh nghiệm, công tác lâu năm để làm nòng cốt. Đội ngũ này sẽ đóng vai trò là những người truyền đạt kinh nghiệm, bồi dưỡng cho các thế hệ cán bộ thẩm định mới cho Chi
nhánh.