Để thực hiện được một chiến dịch marketing online, doanh nghiệp cần trang bị cho mình hệ thống cơ sở vật chất bao gồm hệ thống mạng, hệ thống máy tính đảm bảo đường truyền internet tốc độ cao, băng thông với hosting đủ lớn để đảm bảo người truy cập có thể tiếp cận được với các chương trình marketing của doanh nghiệp nhanh nhất.
Một doanh nghiệp được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống đường truyền mạng tốc độ cao sẽ là một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khi tiến hành hoạt động marketing online.
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG VÀ AN NINH
MẠNG QUỐC TẾ ATHENA 2.1. Tổng quan thị trường marketing online
2.1.1. Thực trạng sử dụng Internet tại Việt Nam 2.1.1.1. Các chỉ số Internet tại Việt Nam
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số. Theo các chuyên gia, với giá cước Internet ngày càng rẻ, số lượng người dùng Internet sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012. Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới.
So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần.
Thời lượng sử dụng internet và các hình thức sử dụng internet cũng đang dần thay đổi những năm gần đây, theo thống kê hàng ngày một người sử dụng internet trung bình 4 giờ 37 phút trên máy tính cá nhân và 1 giờ 43 phút khi truy cập internet trên thiết bị di động.
2.1.1.2. Chỉ số về mạng xã hội
Tính tới tháng 9/2012 Việt Nam có tới 13,1 triệu người dùng Youtube, còn số người dùng Facebook tính đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet.
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 18
Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỉ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013.
Những con số ấn tượng trong kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me -2013 vừa được công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở TP.HCM.
Có thể nói Facebook vẫn đang phát triển mạnh tại Việt Nam: chỉ sau gần 1 năm, tổng lượng người dùng Facebook đã tăng gấp hơn 2 lần. Quay lại thời điểm cách đây gần 1 năm, thống kê nghiên cứu từ WeAreSocial về thị trường Internet Việt Nam cho biết, tính đến tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã vượt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam.
Bên cạnh thống kê con số cụ thể về số lượng người dùng Facebook, nghiên cứu của Socialbakers -2013 cũng đã vạch rõ xu hướng phát triển trên Facebook tại Việt Nam. Cụ thể, ngành Công nghiệp y tế đang phát triển mạnh nhất (với các thương hiệu như FV Hospital, Victoria Healthcare Việt Nam); lĩnh vực được đầu tư mạnh nhất là Thương mại điện tử & Du lịch (Lazada, Nhommua.com, HotDeal). Trung bình mỗi ngày, Facebook có thêm hơn 30.000 người Việt Nam tham gia. Thời gian một người dùng dành cho facebook là 52 phút một ngày. Độ tuổi gia nhập Facebook nhiều nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất thuộc hai nhóm từ 18- 24 và 25-34 tuổi, đây là hai nhóm người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm cao và khả năng chi trả tốt. Ngoài facebook, sự phát triển của các mạng xã hội Việt cũng tạo sức hút không nhỏ đối với người sử dụng internet.
2.1.1.3. Chỉ số về thiết bị di động sử dụng Internet
Theo báo cáo Netcitizens của Cimigo, năm 2012 tỷ lệ người sử dụng thiết bị di động để kết nối Internet lên tới 56% số người dùng Internet, trong khi con số này vào năm 2011 là 27%. Giá các loại điện thoại di động thông minh liên tục giảm, cước Internet, 3G ngày càng rẻ dự báo tỷ lệ truy cập Internet qua điện thoại di động sẽ tăng nhanh hơn nữa.
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 19
Điện thoại di động với nhiều tiện ích và ở bên người dùng mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, PC và Laptop có độ phủ không rộng bằng điện thoại. Do vậy mà điện thoại đi động đã và đang trở thành kênh truyền thông đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt.
Trước kia, việc truy cập Internet qua di động còn nhiều khó khăn do mạng 3G, 4G chỉ phát triển ở các thành phố, thị xã. Hiện nay, sự phát triển rộng khắp của mạng 3G, 4G và GPRS của các nhà mạng tại hầu khắp các địa phương trong cả nước đã giúp việc kết nối Internet thông qua điện thoại di động ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
2.1.1.4. Chỉ số mua hàng trực tuyến
Theo điều tra của Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu VISA năm 2012, 71% người dùng internet ở Việt Nam mua hàng trực tuyến trong năm 2012 và 90% cho biết họ sẽ mua hàng trực tuyến trong tương lai.
Nếu ước tính giá trị mua hàng trực tuyến mỗi năm của một người tiêu dùng khoảng 30USD, căn cứ vào tỷ lệ người truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến của VISA, doanh số TMĐT B2C (Giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua mạng internet) của Việt Nam năm 2012 ước tính đạt 667 triệu USD.
So với một số nước trên thế giới thì số tiền mà người Việt bỏ ra mua hàng online ở Việt Nam còn khá thấp. Trong khi đó, ở Indonesia là 391 USD/ người (gấp hơn 3 lần Việt Nam), ở Ấn Độ 665 USD/người (gấp 5, 54 lần Việt Nam), Trung Quốc là 670 USD (gấp 5,58 lần Việt Nam).
Theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, mục tiêu đến hết 2015 sẽ có khoảng 40- 45% dân số sử dụng internet, với dân số năm 2015 khoảng 93 triệu người và nếu ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 20USD so với năm 2012, tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 20
không đổi, ước tính doanh số thương mại điện tử B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 1,3 tỷ USD.
2.1.2. Tổng quan tình hình marketing online tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ nhanh chóng của Internet. Tại Châu Á, Việt nam xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ và số lượng người sử dụng thuộc loại cao, nằm ở vị trí thứ 6 trong Top 10 quốc gia, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonexia…
2.1.2.1. Lợi thế kinh tế – xã hội phát triển marketing online
Việt Nam là một nước có dân số đông, đó là một trong những lợi thế tốt để phát triển digital marketing. Theo thống kê đến 4/2014, cơ cấu dân số ở Việt Nam đạt hơn 90 triệu người. Trong đó, số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm số lượng đông nhất (67%), thứ 2 là từ 0 – 14 (24%), còn lại là độ tuổi trên 60 (9%). (Nguồn: gopfp.gov.vn)
Cũng theo dự tính trên, với dân số khoảng 93 triệu người (2015) và tỷ lệ truy cập Internet để tham gia mua sắm trực tuyến cao (hơn 70%) thì doanh thu sẽ khoảng 4,3 tỷ USD. Nếu ở mức trung bình (65%) sẽ đạt 4,08 tỷ USD còn thấp (60%) là 3,7 tỷ USD.
Theo dự báo, đến 2015 Việt Nam sẽ có 40 – 45% dân số sử dụng mạng. “Với tốc độ phát triển kinh tế và xu hướng hạ tầng dịch vụ, thanh toán ngày càng được quan tâm, đến năm 2015 mỗi người Việt sẽ chi trung bình 150 USD cho thương mại điện tử mỗi năm, đẩy doanh thu ước tính của 2015 lên khoảng 4 tỷ USD”.
2.1.2.2. Doanh thu trực tuyến
Theo thông báo trong ngày Internet (Internet day) diễn ra vào 4/12/2013 cho biết, doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (2013) tương ứng tăng gấp 4,8 lần so với năm 2010 (500 tỷ đồng) và chiếm khoảng 5,5% giá trị các giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam (2,2 tỷ USD, năm 2013).
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 21
Con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các năm tới. Dự tính, đến 2018, quảng cáo trực tuyến có thể đạt 8 nghìn tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với năm 2013 (theo vietnamnet.vn).
Hiện nay, chi phí cho việc quảng cáo trên Internet chỉ bằng 1/10 của chương trình trên truyền hình, và ¼ trên giấy in. Do đó, rõ ràng là các kênh quảng cáo ít tốn kém hơn sẽ thu hút các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế khó khăn.
2.1.2.3. Hoạt động marketing online tại Doanh nghiệp Việt
Theo số liệu của Công ty khảo sát Cimigo (Việt Nam), 92% người sử dụng internet có dùng Google. Tầm ảnh hưởng của Google chưa dừng lại ở đó. Lượng truy cập của một website phụ thuộc rất lớn vào thứ hạng của website đó trên các kết quả tìm kiếm liên quan của Google. Vì vậy, một website không chỉ xây dựng nội dung để phục vụ cho người dùng, mà phải phục vụ cho cả những thuật toán tìm kiếm của Google nữa.
Vai trò và hiệu quả truyền thông qua Facebook đang được nhiều doanh nghiệp chú ý và khai thác nhưng vẫn còn nhiều công ty vẫn chưa mặn mà với kênh thông tin này. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Pháp – Việt, đào tạo về Quản lý (CFVG) năm 2012, có tới 54% các công ty quốc tế sử dụng các trang mạng xã hội như một công cụ marketing. Nhưng tại Việt Nam số doanh nghiệp này chỉ chiếm 1%, bao gồm 0,4% sử dụng Facebook và 0,07% dùng YouTube.
Sắp xếp theo thứ tự nhóm ngành, bản báo cáo cho biết, nhóm ngành viễn thông chiếm tỷ lệ quảng cáo lớn nhất, với 6,158,147 USD, đứng thứ 2 là nhóm ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp với 5 triệu USD, đứng thứ 3 là nhóm ngành giao thông vận tải với 4,756,159 USD. Trong khi đó nhóm ngành truyền thông đứng thứ 16 về chi tiền quảng cáo với 1,114,232 USD và ngành công nghệ thông tin đứng thứ 17 với 1,105,894 USD.
Bản báo cáo cũng cho biết, website có doanh thu quảng cáo cao nhất vẫn là trang Vnexpress, đứng đầu top 15 website có doanh thu quảng cáo cao nhất Việt Nam trong số 55 trang được khảo sát, chiếm 24% doanh thu, đứng thứ 2 là trang
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 22
24h với 16% và đứng thứ 3 là trang Dantri với 7%. 40 website còn lại chỉ chiếm 19% trong tổng số doanh thu quảng cáo năm 2014.
Đứng trước nguồn nhu cầu mạnh mẽ trên, nhiều doanh nghiệp quảng cáo tại Việt Nam đã tham gia vào việc khai thác thị trường Mobile Ads. Trong số đó, Admicro (đơn vị kinh doanh quảng cáo trực tuyến, trực thuộc VC Corp) là một trong những doanh nghiệp đi đầu của Việt Nam tham gia phát triển quảng cáo trên di động. Với thế mạnh hàng đầu về mạng lưới các trang quảng cáo cùng với nền tảng công nghệ hiện đại, Admicro hiện đang là dẫn đầu thị trường quảng cáo trên di động tại Việt Nam. Hiện tại công ty sở hữu hơn 16 triệu lượt visit mobile/tháng và còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
2.2. Đôi nét về Trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng Quốc tế Athena Athena
2.2.1. Khái quát về trung tâm Athena
Trụ sở chính:
Trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng quốc tế Athena - Số 2 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, Quận 1
Website: athena.edu.vn - Điện thoại: (08)38244041 - 094 323 00 99
Chi nhánh:
Trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng quốc tế Athena - Số 92 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1
Điện thoại: (08)38244041 - 094 323 00 99
Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng quốc tế Athena (gọi tắt là trung tâm Athena) tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và đào tạo quản trị mạng Việt Năng. Trung tâm được chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 23
số 4102025253 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 10 năm 2004.
Lĩnh vực hoạt động:
- Công tác huấn luyện, đào tạo kiến thức tin học, đặc biệt trong lĩnh vực mạng máy tính, bảo mật và thương mại điện tử.
- Tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả tin học vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu.
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu nâng cao kiến thức tin học và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin về các ứng dụng và sự cố mạng.
- Tiến hành các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp cho doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố máy tính.
Athena hiện đã và đang trở thành một trong những trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng tốt nhất Việt Nam, với đội ngũ giảng viên có kiến thức và nhiều kinh nghiệm thực tế, đội ngũ nhân lực ra trường có tay nghề cao và trình độ chuyên môn được công nhận trên không chỉ trong nước mà còn được công nhận trên quốc tế.
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 4 tháng 10 năm 2004, trung tâm Athena chính thức được thành lập dưới giấy phép kinh doanh số 4012025253 với tên chính thức là công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và đào tạo quản trị mạng Việt Năng do ông Nguyễn Thế Đông làm giám đốc cùng với 3 thành viên đồng sáng lập là:
- Ông Hứa Văn Thế Phúc. Tốt nghiệp khoa hóa trường đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.
- Ông Nghiêm Sỹ Thắng. Tốt nghiệp học viện Ngân Hàng, thạc sỹ quản trị kinh doanh.
SVTT: HỒ THỊ HIỀN NGA 24 - Ông Đỗ Võ Thắng. Hiện đang là Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị mạng
và an ninh mạng quốc tế Athena.
Từ năm 2004- 2007: trung tâm trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của nhiều doanh nghiệp để cài đặt hệ thống an ninh mạng và đào tạo cho đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp về các chương trình quản lý dự án MS Project 2003, kỹ năng thương mại điện tử, bảo mật website, … và là địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh, sinh viên đến đăng kí học. Năm 2006, trung tâm mở thêm một chi nhánh tại cư xá Nguyễn Văn Trỗi. Đồng thời, trung tâm tiếp tục tuyển dụng độ i ngũ giảng viên là những chuyên gia an ninh mạng tốt nghiệp các trường đại học và học viện công nghệ thông tin uy tín trên toàn quốc với nhiều chính sách ưu đãi.
Đến năm 2008: hàng loạt các trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng mọc lên, cùng với khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm cho trung tâm rơi vào nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Thế Đông cùng ông Hứa Văn Thế Phúc rút vốn, cộng thêm chi nhánh tại cư xá Nguyễn Văn Trỗi hoạt động không còn hiệu quả phải đóng cửa làm cho trung tâm rơi từ khó khăn này đến khó khăn khác. Lúc này, ông Võ Đỗ Thắng mua lại cổ phần của hai nhà đầu tư trên và lên làm giám đốc để xây dựng lại trung tâm. Với quyết tâm mạnh mẽ và một tinh thần thép đã giúp ông Thắng vượt qua nhiều khó khăn ban đầu, giúp trung tâm đứng vững trong thời kì khủng hoảng.
Từ năm 2009 – nay: trung tâm dần khắc phục khó khăn và từng bước trở thành một trong những trung tâm đào tạo quản trị mạng hàng đầu Việt Nam. Cùng với sự liên kết của rất nhiều công ty, tổ chức doanh nghiệp, trung tâm trở thành nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho xã hội