5. Đóng bầu gieo ƣơm
5.2. Trộn hỗn hợp ruột bầu
Thành phần hỗn hợp ruột bầu:
- Đất mầu: Đất ruột bầu là môi trường trực tiếp nuôi cây.Thường là đất tầng A, B dưới tán rừng, sàng lấy đất nhỏ không sử dụng đất đã sử dụng đất đã canh tác rau mầu vì dễ nhiễm sâu bệnh hại.
- Phân hữu cơ đã ủ hoai sàng nhỏ, supelân sàng nhỏ, ngoài các thành phần trên có thể trộn thêm: Trấu, mùn ca… tùy từng điều kiện và từng loài cây cụ thể.
Xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu.
Ví dụ: Xác định các thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm cây mây cho biết: Cần đóng 5.000 bầu.
- Mỗi bầu nặng là: 280g. - Tỷ lệ dự phòng hao hụt: 15%
Trọng lượng hỗn hợp được tính là: 5.000 bầu x 0, 28kg/bầu = 1.400kg. Lượng hao hụt là: 1.400kg x 15/100 = 210kg. Tổng số trọng lượng cần thiết là: 1.400kg + 210kg = 1.610 kg. Đất tầng A là: 1.610 kg x 88/ 100 = 1.416,8kg. Phân hữu cơ là:
1.610kg x 10/100 = 161kg. Phân Supelân là:
1.610 kg x 2 /100 = 32,2kg.
Trộn hỗn hợp ruột bầu:
- Các thành phần trong hỗn hợp ruột bầu phải trộn với nhau theo nguyên tắc: Nguyên liệu nhiều cho vào đảo trước, nguyên liệu ít cho vào sau thành hình chóp nón.
- Dùng xẻng đảo hỗn hợp, đảo đi, đảo lại 2 – 3 lần cho đều, độ ẩm hỗn hợp 50 – 60%.
- Khi đảo trộn hỗn hợp cần chú ý, đảo xuôi theo chiều gió để hỗn hợp không bay vào người.
5.3. Đóng bầu
Tác dụng của bầu dinh dưỡng ươm cây: Thành phần hỗn hợp ruột bầu phù hợp với đặc điểm loài cây gieo ươm, bộ rễ được bảo vệ nên cây sinh trưởng tốt hơn.
Hình 1.2.24: Đóng và xếp bầu vào luống trên nền mềm( Nền đất)
Các bƣớc kỹ thuật đóng bầu gồm :
5.3.1. Lấy và mở miệng túi bầu:
* Dồn hỗn hợp lần 1 để tạo đáy bầu.
- Đổ hỗn hợp vào 2/3 chiều cao bầu. Nhấc nhẹ vỏ bầu đồng thời dùng ngón tay trỏ và ngón giữa khép lại nén chặt tạo đáy bầu.
Hình 1.2.26 : Dồn và nén đất lần 1
Yêu cầu: Đáy bầu chặt nhấc nhẹ tại chỗ không bị tụt đáy.
* Dồn hỗn hợp lần 2 : Đổ hỗn hợp đầy bầu, nén nhẹ, tạo độ xốp trong bầu.
Hình 1.2.27 : Dồn và nén đất lần 2
Yêu cầu độ xốp50-60% 5.3. 3. Xếp bầu vào luống:
Luống để xếp bầu phải có nền phẳng. Tùy theo tình hình khí hậu, đất đai mà tạo mặt bằng đáy luống chìm hay luống bằng. Nếu luống chìm thì đáy luống thấp hơn mặt vườn ươm 5-7 cm. Xếp so le hoặc xếp thẳng hàng , xếp từ giữa luống xếp về phía người ngồi, luống rộng 1,0 – 1,2m chiều dài tùy theo diện tích.
Hình 1.2.28 : Đóng và xếp bầu vào luống * Yêu cầu kỹ thuật đóng và xếp bầu vào luống:
- Yêu cầu kỹ thuật của một bầu: + Thành bầu không bị gấp khúc
+ Đáy bầu chặt, nhấc nhẹ tại chỗ không bị tụt đáy ( đối với loại vỏ bầu bằng P.E thủng đáy).Độ xốp trong bầu đảm bảo 50 – 60 %. Miệng bầu phẳng
+ Bầu xếp đúng thẳng và xít nhau
5.3.4- Áp đất tạo má luống: ( đối với nền đất)
Kéo đất ở rãnh kéo vào luống bầu tạo má luống kín 2/3 chiều cao bầu - Yêu cầu kỹ thuật của luống bầu : Luống bầu thẳng, mặt luống bầu phẳng
áp đất2 /3 chiều cao của bầu tạo má luống. Đập chặt má luống. 5.4. Tạo độ ẩm bầu
Tưới đủ ẩm cho bầu ươm cây bằng cách dùng thùng ô doa hoặc dây tưới hoặc hệ thống tưới phun tự động. Độ ẩm bầu từ 50 -60%