2. Ngăn chặn ngƣời và gia súc phá hoại rừng
2.2. Ngăn chặn gia súc phá hoạ
Phát động nhân dân phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi phá hại Rừng, vi phạm quản lý bảo vệ rừng gây tác hại cho rừng của con người như: Phá rừng trái phép, khai thỏác rừng trái phép, săn bắn trái phép động vật rừng, mua bỏán, kinh doanh, vận chuyển trái phép lõâm sản, chăn thả trâu bò trái quy định.
Các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ trờn được lập biên bản vi phạm hành chính quản lý bảo vệ rừng theo mẫu thống nhất, gửi cơ quan chức năng xử lý giải quyết.
Tổ chức nhân dân vùng núi làm nương rẫy định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia xúc, sản xuất nông lâm ngư nghiệp kết hợp trong vùng được quy hoạch.
Tổ chức nhân dân làm hàng rào, đào hào ngăn chặn trâu bò bảo vệ những khu rừng cần bảo vệ
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1. Các câu hỏi
1.1. Nguyên nhân, tác hại của cháy rừng
1.2. Trình bày các biện pháp phòng chống cháy rừng 1.3. Trình bày các biện pháp chữa cháy rừng
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 1.3.1. Làm đƣờng băng trắng cản lửa
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc làm băng trắng cản lửa
* Nguồn lực: Cuốc bàn, dao phát
* Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Làm băng trắng cản lửa
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên khi thực hiện phải thu dọn hết thực bì trên băng, gạt sạch lớp cành khô lá rụng trên mặt đất theo đường đồng mức, cuốc/ cày lớp đất mặt để ngăn cản lửa cháy
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
* Nhiệm vụ của nhóm:
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc: Làm băng trắng cản lửa
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.
* Thời gian thực hiện : 2 giờ
* Địa điểm: Đồi/rừng
* Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Dọn hết thực bì trên băng, gạt sạch lớp cành khô lá rụng trên mặt đất theo đường đồng mức có thể cuốc/ cày lớp đất mặt( tùy theo điều kiện cụ thể) để ngăn cản lửa cháy
2.2. Bài thực hành số 1.3.2. Làm băng xanh cản lửa
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc làm băng xanh cản lửa
* Nguồn lực: Cuốc bàn, dao phát, cây con giống
* Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Làm băng xanh cản lửa
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên cuốc hố trồng cây con để ngăn cản lửa cháy
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
* Nhiệm vụ của nhóm:
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc: Làm băng xanh cản lửa
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.
* Thời gian thực hiện : 2 giờ
* Địa điểm: Đồi/rừng
* Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Băng được trồng cây ( tùy theo điều kiện cụ thể) để ngăn cản lửa cháy
C. Ghi nhớ
1. Khái niệm cháy rừng
2.Nguyên nhân gây cháy rừng
- Do các hiện tượng tự nhiên: Sấm, sét, núi lửa, thời tiết khô hanh...
- Do hoạt động của con người: Đốt nương, đốt dọn thực bì, do ý thức của con người 3. Tác hại của cháy rừng
- Thiệt hại về tài nguyên rừng
- Phá vỡ môi trường sống, có thể gây thương vong cho con người 4. Các biện pháp phòng chống cháy rừng
- Làm đường băng xanh cản lửa, băng rộng 30-40m hoặc 8-12 m tùy theo từng nơi, chọn những cây trồng khó cháy
- Làm đường băng trắng - Vệ sinh rừng
5. An toàn khi chữa cháy
+ Khi cháy rừng phải nắm được mức độ, quy mô của đám cháy để huy động lực lượng, phương tịên chính xác tránh lãng phí
+ Kiểm tra nắm vững tình hình rừng, đường, suối, dân sinh, nghề sản xuất ở địa phương.