Kế hoạch biện pháp trồng trọt

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác chuẩn bị nghề trồng trám trắng, song mây táo mèo (Trang 72 - 77)

- Có rất nhiều phương án xây dựng cơ cấu diện tích gieo trồng, mỗi một phương án sẽ

1.4.Kế hoạch biện pháp trồng trọt

Xây dựng quy trình kỹ thuật cho cây trồng có một tầm quan trọng đặc biệt. Căn cứ vào yêu cầu sinh lý của cây trồng, vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở, các mức năng suất cần đạt được trong kỳ, trong bảng quy trình kỹ thuật chúng ta sẽ xác định toàn bộ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu để tiến hành sản xuất cây trồng đó trong năm kế hoạch. Quy trình kỹ thuật (hay quy trình sản xuất) là cơ sở để lập kế hoạch biện pháp trồng trọt, là cơ sở để cân đối sức lao động, vật tư kỹ thuật

Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào các biện pháp liên hoàn như: Biện pháp thủy lợi/tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, làm đất, mật độ trồng… cho nên, muốn đảm bảo kế hoạch sản xuất thực hiện tốt, nhất thiết phải có các kế hoạch biện pháp hoàn chỉnh.

1.4.1. Kế hoạch làm đất

Kế hoạch làm đất như cày, bừa, cuốc hố…là một trong những yêu cầu quan trọng của các loại kế hoạch và đảm bảo chất lượng canh tác, giúp cây trồng sinh trưởng, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, tăng năng suất cây trồng, gieo trồng và thu hoạch đúng thời vụ.

Căn cứ vào diện tích đất, vào yêu cầu kỹ thuật của cây trồng…để xây dựng kế hoạch làm đất. Xây dựng kế hoạch làm đất là xác định:

+ Thời gian làm đất

+ Yêu cầu kỹ thuật làm đất + Qui trình làm đất

+ Khối lượng công việc làm đất (có thể qui đơn vị tiêu chuẩn)

Ví dụ 1: Qui trình làm đất trồng mây dưới tán rừng:

- Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau.

- Yêu cầu kỹ thuật làm đất: Đất dưới tán rừng kín thường ẩm, độ cao 1.500 – 2.200m, bề mặt tương đối bằng phẳng, hoặc có độ dốc dưới 15 độ.

- Qui trình làm đất:

+ Chặt phá bỏ tất cả các loại cây ở tầng dưới tán, tầng tán chỉ để lại một số cây gỗ, đủ tạo nên tàn che 0,4 – 0,6%.

+ Cuốc bỏ các gốc cây

+ Cuổc hố trồng cự ly 3 x 4m/cây. - Khối lượng công việc làm đất :

+ Phát don thực bì: 20 -25 công/ha + Cuốc hố: 70-75 công/ha + Lấp hố: 70-75 công/ha

1.4.2. Kế hoạch về phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng góp phần cải tạo đất và nâng cao năng suất của cây trồng. Bón phân đúng số lượng, chất lượng, bón đúng lúc, đúng kỹ thuật sẽ làm cho năng suất cây trồng tăng lên nhanh chóng, chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm giảm và hiệu quả kinh tế của 1 kg phân bón sẽ tăng. Khi lập kế hoạch về phân bón chúng ta cần căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật trồng trọt.

Ví dụ 2: Yêu cầu về phân bón để trồng cây trám trắng/ ha

- Phân bón lót: 10-15 kg/hố ( mật độ trồng lấy quả 500 cây/ha), - Bón phân giai đoạn chăm sóc:

Năm thứ 1: Phân bón NPK ( 0,2 kg/cây), tổng là 100 kg Năm thứ 2: Phân NPK (0,2 kg/cây), tổng là 100 kg Năm thứ 3: Phân NPK (0,2 kg/cây) tổng là 100 kg

Giống là tiền đề tạo ra năng suất cây trồng cao, khi xây dựng kế hoạch giống cần dựa vào diện tích trồng của từng vụ, kế hoạch hàng năm, vào mức giống của từng loại cây trồng trên đơn vị diện tích, các cơ sở sản xuất cần phải chuẩn bị đầy đủ số cây giống để trồng kịp thời vụ. Tùy vào các loại cây trồng và từng thời vụ mà cần số lượng giống cụ thể. Xây dựng kế hoạch giống phải có số lượng dự trữ phòng khi phải trồng lại vì hư hỏng. Trong khi xây dựng kế hoạch giống cần chú ý đến các loại giống có năng suất cao; những giống có thời gian sinh trưởng ngắn có thể trồng cho phần lớn hoặc toàn bộ diện tích. Cần căn cứ vào nhu cầu thị trường về loại sản phẩm cây trồng để cơ sở lựa chọn lượng giống trồng phù hợp.

Xây dựng kế hoạch giống cần căn cứ vào diện tích trồng, loại đất. Sau khi xác định được số lượng và chất lượng của từng loại giống các cơ sở sẽ tiến hành cân đối để có số lượng từng loại giống đủ trồng trên diện tích đã định. Nếu thiếu các cơ sở sẽ có kế hoạch chủ động mua vào nhằm đáp ứng lịch thời vụ của từng loại cây trồng.

Xác định khối lượng giống cây trồng cần chú ý đến các yêu cầu: chất lượng, qui cách giống, thời gian sử dụng từng loại giống, nguồn cung ứng giống. Dự tính khối lượng giống theo công thức:

( KL giống = DT gieo trồng x Mức gieo trồng + tỷ lệ dự phòng)

Ví dụ 3: Yêu cầu về giống để trồng thâm canh cây mây

- Yêu cầu một số tiêu chuẩn giống:

Tuân thủ các qui định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp. Cây con giống: có từ 12-18 tháng tuổi, cao trên 15-20 cm, đường kính cổ rễ 0,5-0,6cm, có ít nhất 3- 4 lá, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh ( kể cả cây giống tách từ hom gốc).

- Mật độ: 15.000 cây/ha, hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 0,5 m( trồng hàng kép). Quy cách hố: 30 x 30 x 30 cm

- Tỷ lệ cây trồng dặm 10%

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Như vậy tổng số cây giống cho 1ha là: 15.000 +1.500 = 16.500 cây 1.4.4. Lập kế hoạch sản xuất gieo ươm cây con giống

- Xác định nhu cầu cây con

+ Khi xây dựng kế hoạch sản xuất nhất thiết phải căn cứ vào kế hoạch trồng rừng và thị trường nhu cầu cây con để xây dựng sản xuất lại cây gì, số lượng bao nhiêu, thời gian nào xuất vườn, loại cây giống là cây trồng trong bầu hay cây rễ trần, cây hạt, cây hom hoặc cây ghép để xây dựng kế hoạch phù hợp, sát thực, hiệu quả. Trên cơ sở đó đề ra tiến độ sản xuất thích hợp.

. Sản xuất đủ cây con phục vụ nhu cầu trồng cây

. Cung cấp đều đặn, kịp thời vụ cây giống trong suốt mùa trồng rừng . Cây con xuất vườn sinh trưởng tốt, chất lượng cao

- Xác định thời vụ gieo ươm

Cần phải xác định chính xác thời vụ gieo ươm để thực hiện được việc đó cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, thời tiết của địa phương, tuổi cây xuất vườn, thời gian xuất vườn đáp ứng thời vụ trồng rừng.

Ví dụ: Đối với gieo ươm cây mây

Thời gian ươm trong vườn: khoảng 18-20 tháng. Thời vụ trồng rừng vào tháng 2,3 năm 2013 thì thời vụ ươm cây phải bắt đầu vào khoảng tháng 8,9 năm 2011.

Nếu để cây trong vườn ươm quá lứa làm chất lượng cây giảm, phải hãm cây rất tốn công chăm sóc.

- Lập kế hoạch sản xuất gieo ươm cây con

Lập kế hoạch sản xuất:

+ Khi lập kế hoạch sản xuất cần phải thêm khoảng 20% số cây con bù cho hao hụt trong quá trình sản xuất và trồng.

+ Việc sản xuất cây con cần phải lập kế hoạch chi phí về hạt giống, hom giống, túi bầu, phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công, dụng cụ vật tư…

Các bƣớc lập kế hoạch gieo ƣơm cây con giống

Bước 1: Lập kế hoạch về dụng cụ sản xuất gồm tính cho 1 vụ gieo ươm

Dự kiến dụng cụ sản xuất cho gieo ƣơm cây giống mây/vụ

TT Dụng cụ ĐVT Số lƣợng Ghi chú

1 Cuốc Cái 10

2 Xẻng Cái 10

3 Dao tay Cái 05

4 Cào răng Cái 02

5 Kéo cắt Cái 10

6 Thùng tưới Cái 10

7 Quang, giành, đòn gánh Cái 20

8 Dây dẫn nước mét 100

9 Bình phun thuốc Cái 02

12 Cột tre/cột bê tông ……

Bước 2: Lập kế hoạch về vật tư sản xuất

Bảng vật tƣ dùng cho gieo ƣơm cây giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Vật tƣ ĐVT Số lƣợng Ghi chú 1 Hạt giống Hạt trám Kg 10 Hạt song Kg 05 Hạt mây Kg 10 Hạt táo mèo Kg 10 2 Túi bầu Loại kích thước 6 x12cm Kg 10 Loại 9 x 17 cm Kg 05 3 Phân bón Kg Phân chuồng Kg 1000 Phân NPK Kg 50 4 Thuốc BVTV -Thuốc phòng trừ bệnh Gói 10 ……….

-Thuốc trừ sâu Gói 10

………..

Ghi chú: Căn cứ vào số lượng cây con cần sản xuất để xác định lượng túi bầu cần mua, lượng đất ruột bầu, lượng phân bón cho phù hợp.

Bước 3: Lập kế hoạch về nhân lực

- Nhân công sàng đất - Nhân công đóng bầu

- Nhân công cấy cây, gieo hạt, chăm sóc….

Bước 4: Xây dựng lịch hoạt động vườn ươm

- Các loại cây gieo ươm - Số lượng cây gieo ươm

- Các loại cây gieo ươm theo từng tuần, từng tháng

Chú ý: xử lý hạt không nên tập chung vào 1 lần mà cần chia ra vài lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để tránh dồn dập các công việc nhất là khi xuất cây. - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất

- Tổ chức thực hiện kế hoạch và sắp xếp thời gian cho các hoạt động 1 cách chính xác, không chồng chéo

- Tổ chức sử dụng, bảo quản công cụ, thiết bị phục vụ vườn ươm - Tổ chức điều hành công việc vườn ươm

- Tổ chức xuất cây, bán cây

Muốn tổ chức, thực hiện tốt các công việc trên yêu cầu người phụ trách vườn ươm phải có khả năng quản lý tốt

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác chuẩn bị nghề trồng trám trắng, song mây táo mèo (Trang 72 - 77)