Các biện pháp chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác chuẩn bị nghề trồng trám trắng, song mây táo mèo (Trang 60 - 64)

1. Phòng chống cháy rừng

1.5. Các biện pháp chữa cháy rừng

Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yêu cầu sau: - Dập tắt lửa phải kịp thời triệt để.

- Hạn chế ở mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện chữa cháy.

Khi chữa cháy rừng có thể áp dụng một trong hai biện pháp sau: 1.5.1. Biện pháp chữa cháy trực tiếp

Biện pháp này thường được áp dụng cho những đám cháy nhỏ dưới 1ha và chủ yếu đối với đám cháy dưới mặt đất.

a. Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ

- Khi ngọn lửa lan chậm có xu hướng cháy cả về hai phía, chiều cao ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy nhỏ thì đội hình nên bố trí thành đội 8-10 người dùng cành cây tươi hoặc bao tải ướt đập thẳng vào đám cháy.

Hình1.3.9. Dập lửa bằng cành cây tươi

b. Dập lửa bằng nước

Nếu nước được phun với áp lực mạnh sẽ thấm sâu vào vật liệu cháy, tách thành các phần nhỏ và tách ngọn lửa khỏi vật liệu cháy. Để làm tăng tác dụng dập lửa người ta hòa vào nước các chất hoạt tính bề mặt hoặc các dung dịch muối nặng như muối axit photphoric (H3PO4) 15-20% ... Các chất đó có tác dụng giảm sức căng bề mặt và giảm nhiệt.Khi chữa cháy có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thùng, gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô.

Hình 1.3.10. Dập lửa bằng vòi phun nước

C .Dập lửa bằng các chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới

Ngoài các biện pháp dập lửa thông thường ở trên. Với những nơi địa hình bằng phẳng có thể sử dụng phương pháp dập lửa bằng cát, đám cháy lớn, mức độ nguy hại cao có thể dập lửa bằng chất hóa học như bọt khí CO2

1.5.2. Biện pháp chữa cháy gián tiếp a. Chữa cháy bằng băng trắng cản lửa.

Băng trắng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy và có xu hướng cong về hai phía của ngọn lửa tùy theo diện tích cháy, tốc độ gió và địa hình.. Khi thiết kế băng trắng cản lửa phải biết lợi dụng địa hình như sông, suối, đường giao thông …Băng trắng ngăn lửa thường có chiều rộng 15-20 m, nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan tràn quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể lên tới 20-30 m.

Hình 1.3.11. Làm đường băng ngăn lửa

b. Chữa cháy bằng băng đốt trước

Ở phía trước đám cháy tiến hành thiết kế hai băng song song có xu hướng bao quanh đám cháy, mỗi băng rộng 15-30m. Trên hai băng đó dọn vật liệu về phía giữa hai băng rồi châm lửa đốt. Chiều rộng của tuyến lửa đốt trước phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai băng được dọn sạch vật liệu lúc đầu. Chiều rộng sẽ phụ thuộc vào gió và khối lượng vật liệu cần đốt.

1.6. An toàn khi chữa cháy

Cần phải nắm vững một số quy định đảm bảo an toàn cho người chữa cháy:

- Nắm vững đặc điểm vùng rừng dễ cháy, điều động lực lượng và phương tiện thích hợp

+ Khi cháy rừng phải nắm được mức độ, quy mô của đám cháy để huy động lực lượng, phương tịên chính xác tránh lãng phí

+ Kiểm tra nắm vững tình hình rừng, đường, suối, dân sinh, nghề sản xuất ở địa phương.

Hình 1.3.12. Kiểm tra tình hình rừng

+ Nếu cường độ đám cháy lớn thì việc tiến hành chữa cháy phải tiến hành vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm.

+ Mọi người tham gia chữa cháy cần hiểu luật phòng cháy và kỹ thuật an toàn khi chữa cháy. Không để người bệnh tật, sức khỏe yếu đi chữa cháy.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun công tác chuẩn bị nghề trồng trám trắng, song mây táo mèo (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)