- Giải phẫu cơ quan
3. Cây nhọ nồi và cây ngải cứu
3.1. Cây nhọ nồi
Thực vật là nguồn vô giá đối với những sản phẩm dược học. Trên thế giới, những thực vật có tính dược học được sử dụng truyền thống đã sản xuất ra một loạt những hợp chất có rất nhiều tiềm năng chữa bệnh. Việt Nam, trong lĩnh vực dược học đã sản xuất nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang những dược tính mới. Thực vật làm thuốc đã góp một phần quan trọng trong điều trị một số bệnh thông qua những dược tính quí giá [4].
Cây nhọ nồi hay là cây cỏ mực, hàn liên thảo (danh pháp khoa học: Eclipta alba
Hassk hoặc Eclipta prostrata L), thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae, chi Eclipta, loài E. alba.
Cây nhọ nồi là cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30- 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt [5].
24
Hình 9: Cây nhọ nồi
Theo đông y cây nhọ nồi có thể chữa can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.
3.2. Cây ngải cứu
Ngải cứu còn có tên khác là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp khoa học: Artemisia vulgaris, thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae, chi Artemisia, loài A.vulgaris.
Cây ngải cứu hay cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
Theo đông y, cây ngải cứu chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở [5].
25
Hình 10. Cây ngải cứu