Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống viêm của cây nhọ nồi và ngải cứu thông qua thụ thể TLR4114054 (Trang 29 - 31)

- Giải phẫu cơ quan

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm nên khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng nặng và choáng khuẩn do viêm là rất cao. Cho đến nay, viêm nặng và choáng do viêm vẫn là một trong các nguyên nhân chính của những ca tử vong ở các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt. Các trường hợp này vẫn tiếp tục gia tăng rộng khắp trên thế giới và Việt Nam . Trong nhiều trường hợp , quá trình bị viêm kéo dài mà không được điều tri ̣ ki ̣p thời còn dẫn đến những bê ̣nh mãn tính nguy hiểm như tim ma ̣ch, tiểu đường, thấp khớp…

Việt Nam cũng là nước có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú, đặc biệt về thực vật. Theo thống kê của Viện Dược liệu thì tính đến năm 2000, nước ta có gần 4000 loài thực vật, 22 loài tảo và trên 33 loài động vật được dùng làm thuốc ở các mức độ khác nhau, đó là chưa kể đến nhiều loài tảo biển và động vật biển cũng có thể được dùng làm thuốc [5]. Các số liệu trên đây cho thấy tiềm năng to lớn của nguồn dược liệu Việt Nam có thể sử dụng trong các nghiên cứu sàng lọc để tìm ra những chất có hoạt tính dược học quý hiếm, trong đó có các chất chống viêm mới có hiệu quả cao mà không gây ra các phản ứng phụ. Tuy vậy, có thể nói các nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống và chi tiết về điều tra, khai thác, đánh giá tác dụng và sử dụng các chất hoạt tính sinh học từ nguồn tài nguyên sinh vật trong nước để phát triển thành các sản phẩm thuốc mới, phục vụ cho bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn rất hạn chế.

Trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các chất kháng viêm, có thể nói rằng chúng ta chưa có các nghiên cứu sâu cũng như chưa có các hệ thống và mô hình nghiên cứu hiện đại về quá trình viêm và tác dụng của chất chống viêm. Đây chính là cơ sở để phát triển các sản phẩm thuốc có thể thương mại được trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Các nghiên cứu về viêm được thực hiện chủ yếu ở Viện Dược

22

liệu Trung ương, các trường Đại học Dược, trường Đại học Y Hà Nội và Học viện Quân Y 103. Các nghiên cứu ở những cơ sở này mới chỉ dừng ở mức tạo được mô hình gây viêm thực nghiệm in vivo cổ điển như đã trình bày ở trên . Cụ thể là các thí nghiê ̣m được thực hiê ̣n trên chuột thông qua sử dụng chất gây viêm carrageenan để tạo mô hình viêm cấp dưới hình thức gây phù bàn chân chuột và gây viêm màng bụng chuột sau khi tiêm chất gây viêm này. Việc gây viêm mãn tính sử dụng chất amiant để tạo u hạt trong cơ thể chuột. Việc đánh giá tác dụng kháng viêm được thực hiện bằng cách đo thể tích bàn chân, đo thể tích dịch viêm ổ bụng, đo trọng lượng khối u hạt tách ra, đếm số lượng bạch cầu so với mẫu đối chứng, từ đó đánh giá tác dụng kháng viêm của các chất nghiên cứu. Ngoài ra, việc đánh giá tác dụng kháng viêm cũng chủ yếu được thực hiện với các cao chiết thô của thực vật . Điển hình như các nghiên cứu của Đă ̣ng Diễm Hồng và cô ̣ng sự với các di ̣ch chiết rong tảo biển Việt Nam [2]. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy dịch chiết methanol của hai loài tảo biển là Sargassum swartziiUlva reticulata thể hiê ̣n hoa ̣t tính kháng viêm cao mà không gây đô ̣c với đô ̣ng vâ ̣t thử nghiê ̣m [2]. Hàng loạt các nghiên cứu khác trong thời gian gần đây cũng chỉ sử dụng các mô hình nghiên cứu này để đánh giá tác dụng kháng viêm của các dịch chiết thực vật nghiên cứu . Ví dụ như Hà Vân Oanh và cộng sự (2010) trên cao lỏng của rễ cây bạch đồng nữ (Clerodendrum

chinense) [8], Đỗ Thị Oanh và cộng sự (2010) trên cao sói rừng (Sapium sebiferum)

[7] hay Nguyễn Thị Bích Hằng (2009) trên cao lỏng lá vọng cách (Premna

corymbosa) [ 1]... Như vậy có thể nói rằng , mô hình nghiên cứu viêm và đánh giá

tác dụng kháng viêm ở Việt Nam hiện nay là đơn giản , cổ điển, tốn nhiều thời gian và thiếu tin câ ̣y. Như vâ ̣y, chúng ta còn thiếu các nghiên cứu hiện đại với các mô hình gây viêm đạt chuẩn quốc tế hay nghiên cứu cơ chế kháng viêm thông qua đánh giá ảnh hưởng của chất nghiên cứu lên các thụ thể như TLR, glucocorticoid, mức độ giải phóng các chất trung gian được tiết ra trong quá trình tiền viêm và viêm, các tín hiệu gây viêm đặc hiệu. Đặc biệt, cho đến nay chúng ta chưa có mô hình sàng

lọc in vitro cho phép sàng lọc nhanh , chính xác và hiệu quả các chất kháng viêm

23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống viêm của cây nhọ nồi và ngải cứu thông qua thụ thể TLR4114054 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)