Dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 44)

Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Liên doanh Lào việt đã được sự hỗ trợ mạnh mẽ, hữu ích từ phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trên phương diện khách hàng. Nhờ vậy, Chi nhánh đã có sự tăng trưởng ổn định đảm bảo tuân thủ định hướng tăng trưởng tín dụng của NHNN Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 5 năm giai đoạn 2005-2009 được duy trì ở mức 30%.

Cùng với tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng đã được chú trọng và nâng cao. Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo ở mức cao, trên 95%, và ngân hàng chủ chương hạn chế tối đa dư nợ cho vay tín chấp. Cùng với đó là việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu phát sinh từ giai đoạn 2000-2005, cũng như ngăn chặn nguy cơ gia tăng, phát sinh nợ xấu giai đoạn mới.

Tuy nhiên, do gặp phải điều kiện kinh tế và sự sụt giảm của ngành xây lắp, các khoản cho vay trong giai đoạn 2000-2005 trở nên khó khăn và là nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng tỷ lệ nợ xấu những năm 2007. Năm 2008 Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn, tuy vậy Chi nhánh đã nhanh chóng cải thiện được chất lượng tín dụng, bước sang năm 2011 tình hình nền kinh tế đã phục hồi trở lại, đây là điều thuận lợi cho Chi nhánh. Và cụ thể tình hình dư nợ của 3 năm 2008-2010 như sau:

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ cho vay của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tăng trưởng (%) Số tiền T.tr (%) Số tiền T.tr (%) Số tiền T.tr (%) 09/08 10/09 Dư nợ tại Chi nhánh 1,103 100 1432 100 1679 100 29,82 18,51

+ Trung hạn (1) 225 20,39 325 22,69 411 24,22 44,44 26,46

+ Dài hạn (2) 362 32,82 376 26,26 333 19,62 3,87 -11,44

+ Nợ quá hạn (1+2) 2,935 0,5 3,365 0,48 3,348 0,45

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội 2009 – 2010)

Nhìn chung tình hình cho vay tín dụng đã tăng qua các năm, năm 2008 là 1103 đã tăng lên thành 1432 vào 2009, và 2010 là 1678 (Tỷ đồng), xong tốc độ tăng lại giảm đi đáng kể.

Trong đó tín dụng ngắn hạn cũng tăng qua các năm 2008 là 516, năm 2009 tăng lên là 731 và 2010 là 953 (Tỷ đồng). Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn cũng tăng lên qua các năm, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro. .

Trong đó tín dụng trung hạn cũng tăng qua các năm 2008 là 225 (Tỷ đồng), năm 2009 tăng lên là 325 (Tỷ đồng) và năm 2010 là 411 (Tỷ đồng). Tỷ trọng tín dụng trung hạn cũng tăng lên qua các năm, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro.

Và tín dụng dài hạn lại có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2008-2010 đó là năm 2008 đang ở mức 362 (Tỷ đồng) thì năm 2009 là 376 (Tỷ đồng) nhưng đến năm 2010 thì chỉ còn 333 (Tỷ đồng) .

Nợ quá hạn tín dụng năm 2008 là 2,935 tỷ đồng, năm 2009 là 3,365 và 2010 là 3,348%.. Tỷ lệ nợ quá hạn trong các năm giảm dần từ 0,5% xuống còn 0,48% và 0,45%.

Về cơ cấu dự nợ mà cụ thể là về cơ cấu theo thành phần kinh tế, Chi nhánh tích cực chuyển cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tư nhân, cá thể...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w