Ở Nhật, các trường quốc lập đều có tư cách pháp nhân nên họ được tự chủ hoàn toàn trong hoạt động giáo dục của trường về tổ chức nhân sự, phân bổ ngân sách, tổ chức giáo dục, nghiên cứu. Hiệu trưởng của một trường có quyền hạn rất lớn trong việc điều hành và quyết định các hoạt động giáo dục của trường. Trường có quyền tự quyết định nhân sự cán bộ, giáo viên và cán bộ hành chính cấp cao. Các trường đều phải thể hiện tính minh bạch và công khai cao. Một trong những kinh nghiệm của Nhật Bản, đó là Chính phủ đã dùng WTO để gây áp lực cải cách giáo dục đại học trong nước.
Với một nước phát triển là Mỹ, giáo dục được quản lý theo mô hình tháp xuôi. Càng ở cấp thấp càng có nhiều quyền tự chủ. Giáo viên chính là người có quyền lớn nhất trong việc quyết định dạy gì, dạy như thế nào. Chính phủ đứng trên chóp tháp chỉ có tầm ảnh hưởng rất nhỏ. Mỗi trường có Hội đồng trường (hoặc Ủy ban quản trị) đại diện cho quyền lợi của người dân. Hội đồng này có trách nhiệm yêu cầu Hiệu trưởng đưa ra chính sách phải phù hợp với yêu cầu của cộng đồng địa phương. Chỉ có một nền duy nhất là thông tin, yêu cầu chung, còn quyết định dạy gì và dạy như thế nào thuộc về từng trường. Với cách quản lý này, tính xã hội hóa trong giáo dục của Mỹ là rất cao. Các đại học Mỹ được tự quyết định trong mọi việc từ tuyển sinh, tuyển dụng, bổ nhiệm, mở ngành đào tạo, định mức học phí. Tự chủ tài chính cho phép các trường thuê giảng viên hàng đầu để cung cấp đào tạo, nghiên cứu có chất lượng. Hầu hết các phát minh, sáng kiến đềi từ kết quả nghiên cứu của các trường đại học. Điều duy nhất mà Chính phủ Mỹ quản lý đó là chất lượng nguồn nhân lực đầu ra, còn lại là quyền tự quyết về phương thức đào tạo của nhà trường.
CHƢƠNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT
NAM 4.1. Đại học Quốc gia Hà Nội
Khi Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được trao quyền tự chủ cao về tài chính. Với tư cách là đơn vị dự toán ngân sách cấp 1 của Chính phủ và được Chính phủ giao ngân sách, do Quốc hội thông qua, ĐHQGHN được tự chủ về các hoạt động tài chính: ĐHQGHN được nhận trực tiếp các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Nhà nước ưu tiên, tập trung đầu tư, tỷ lệ tăng ngân sách của ĐHQGHN được ưu tên tăng cao hơn mức tăng chung của ngành giáo dục – đào tạo; ĐHQGHN được quản lý điều hành và phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc phù hợp với mô hình của ĐHQGHN: cấp kinh phí cho các đơn vị đào tạo trực tiếp, đơn vị phục vụ, đơn vị quản lý, các đơn vị dịch vụ.
ĐHQGHN có 29 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ về tài chính, trong đó 21 đơn vị đã xây dựng và công khai chế độ quản lý tài chính và chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ đã khắc phục những bất cập của một số định mức chi trong hoạt động của đơn vị, giải quyết một phần khó khăn về tài chính.
Bảng 4.1: Các nguồn tài chính của ĐHQGHN
Đơn vị: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Đến 10/2014
I NSNN cấp 740.483 769.296 709.169
1 Đầu tư xây dựng cơ bản 172.000 125.000 152.000 2 Giáo dục đào tạo 421.043 451.537 485.479 3 Khoa học công nghệ 93.505 156.063 50.020 4 Bảo vệ môi trường 1.500 1.414 1.200 5 Sự nghiệp kinh tế 50.959 22.972 9.370 6 Chi trợ giá 150 300 300 7 Đào tạo LHS Lào, Campuchia 1.050 2.010 1.300 8 Khác 276 10.000 9.500
II Nguồn thu ngoài NSNN 515.191 567.508 500.974
1 Lệ phí 14.518 18.413 17.859 2 Học phí, các hệ đào tạo có cấp
bằng 216.007 237.654 251.683 3 Liên kết đào tạo quốc tế 164.929 139.688 89.642 4 Đào tạo dịch vụ không cấp
bằng 40.897 51.169 46.210 5 Thu dịch vụ NCKH và CGCN 34.500 53.970 29.647 6 Các nguồn thu khác 44.340 66.614 65.933
Cộng (I,II) 1.255.674 1.336.804 1.210.143
Nguồn: Ban Kế hoạch Tài chính, ĐHQGHN
Bảng số liệu thể hiện nguồn tài chính của ĐHQGHN tăng khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tuy nhiên, NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo và quyết định so với các nguồn kinh phí khác. Các nguồn thu khác ngoài NSNN cũng tăng, nhưng nguồn thu học phí vẫn chưa được khai thác hiệu quả, do ĐHQGHN chưa phát huy hết được tiềm lực của mình thông qua việc mở rộng các loại hình, các bậc và phương thức đào tạo.
Mặt khác, do được tự chủ trong hợp tác quốc tế nên nguồn thu từ các khoản viện trợ, các khoản vốn vay từ tổ chức quốc tế, cá nhân… đã góp phần tăng cường các nguồn đầu tư cho ĐHQGHN.
Qua bảng số liệu trên thể hiện nguồn thu sự nghiệp của ĐHQGHN có tốc độ tăng nhanh. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu là học phí lại có tốc độ tăng chậm do bị khống chế tại khung định mức quy định của Nhà nước. Do vậy, ĐHQGHN nói riêng, các trường đại học công lập nói chung còn thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí từ NSNN dẫn đến tính tự chủ tài chính đã không thực hiện được đầy đủ và hiệu quả.
4.2. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào loại đơn vị tự chủ một phần kinh phí thường xuyên (tụ trang trải dưới 50%). Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp khoảng 55-80% kinh phí chi thường xuyên ổn định trong 3 năm và hàng năm có tăng theo tỷ lệ tăng chung của NSNN và theo nhiệm vụ Bộ giao thêm.
Kể từ khi được trao quyền tự chủ, trường ĐHSPHN đã có rất nhiều cố gắng để sử dụng nguồn lực tài chính của nhà trường một cách có hiệu quả.
Bảng 4.2: Cơ cấu chi ngân sách của trƣờng ĐHSPHN
Đơn vị:Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 105.368 125.623 138.289
2 Chi sự nghiệp KHCN 8.440 8.896 9.045
3 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 22.010 29.872 32.856
4 Chi chương trình mục tiêu quốc
gia 2.660 4.732 5.512
Tổng chi từ NSNN 138.478 169.123 185.702
Từ bảng số liệu trên cho thấy:
- Đa số các khoản chi đều tăng, tuy nhiên tỷ lệ chi cho từng mục không đồng đều. Chi đầu tư chiều sâu trang thiết bị, tằng cường cơ sở vật chất ở trường ĐHSPHN còn ở mức thấp.
- Khoản chi chủ yếu nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo là chi thường xuyên cho hoạt động giáo dục đào tạo của trường ĐHSPHN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của nhà trường. Đây cũng là khoản chi được Nhà nước giao và là nội dung chi được thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ.
Bảng 4.3: Cơ cấu các khoản chi thƣờng xuyên
của trƣờng ĐHSPHN
Đơn vị:Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Thanh toán cá nhân 50.054 62.194 75.145
2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 40.508 45.670 49.987
3 Mua sắm, sửa chữa lớn 12.445 14.875 15.593
4 Chi khác 2.361 2.884 3.420
Tổng chi thƣờng xuyên cho giáo
dục đào tạo 138.478 125.623 144.135
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhìn từ bảng số liệu, phần kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn và chi đầu tư cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng ít trong tổng chi thường xuyên của nhà trường. Đây cũng là khó khăn chung, là gánh nặng cho các trường đại học công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Điều này xuất phát một phần từ việc các trường đại học công lập chưa thực sự được tự chủ trong nguồn thu của nhà trường. Các trường được tự chủ về chi tiêu nhưng không được tự chủ về nguồn thu, mức thu và chỉ tiêu đào tạo, do đó nguồn thu của trường bị hạn chế, dẫn đến hạn chế trong chi tiêu của nhà trường.
Nhìn vào các phân tích về tình hình thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của một số trường Đại học công lập tại Việt Nam, có thể thấy những trường đã thực hiện thí điểm tự chủ tài chính đều gặp phải những khó khăn nổi bật sau:
Khó khăn về nguồn thu: Các trường ĐHCL đều gặp khó khăn trong
việc đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động
(ĐVT: triệu VNĐ)
Biểu đồ 4.4: Chi phí thực tế và chi phí hợp lý đào tạo đại học của các nhóm ngành
Nguồn: Phùng Xuân Nhạ và Phạm Xuân Hoan (2012)
Bảng số liệu cho thấy, nguồn thu thực tế thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của các trường ĐHCL. Có một số lí do chủ yếu dẫn đến sự thiếu hụt trên. NSNN vẫn đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo nguồn kinh phí cho các trường ĐHCL, tuy nhiên khi được giao tự chủ tài chính, nguồn thu này bị cắt giảm đáng kể, dẫn đến các trường ĐHCL rất khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động. Học phí là nguồn thu quan trọng nhưng các trường ĐHCL lại không được tự chủ hoàn toàn trong mức thu học phí. Các trường ĐHCL vẫn buộc phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của
hính phủ về mức trần học phí đối với các chương trình học thông thường. Hiện nay việc áp dụng mức học phí thấp đã bộc lộ nhiều khuyết điểm : Những người có thu nhập cao vẫn hưởng dịch vụ GDĐH với mức học phí thấp, nguồn tài chính thu được từ học phí thấp hạn chế việc nâng cao chất lượng đào tạo và quan trọng hơn là chính phủ có chủ trương cắt giảm tài trợ NSNN trao cho các trường quyền tự chủ trong chi hoạt động thường xuyên nhưng chưa trao quyền tự chủ cho các trường ĐHCL về quyết định mức thu học phí. Điều này làm hạn chế nguồn thu của các trường ĐHCL, dẫn đến những khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí. Đây là khó khăn nổi bật mà các trường ĐHCL khi thực hiện tự chủ đều gặp phải.
Khó khăn về nguồn chi: Các trường ĐHCL đều không được thực tự
quyết những vấn đề như tiền lương cho giáo viên, lương chi trả cho chuyên gia nước ngoài, những định mức nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao… Điều này khiến hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng của các trường ĐHCL, làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả của nguồn đầu tư.
Chưa thực sự được giao quyền tự chủ hoàn toàn: Các trường ĐHCL
Việt Nam không được tự chủ hoàn trong việc quy định chỉ tiêu tuyển sinh; xác định tiêu chuẩn, xây dựng nội dung chương trình khung; xác định chuẩn cơ sở vật chất, thư viện..; mức chi phí hàng năm cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, khen thưởng, xây dựng cơ sở vật chất….
Qua những phân tích về kinh nghiệm của các nước đã và đang tiến hành tự chủ tài chính tại các trường ĐHCL, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn trên là về cơ chế pháp luật chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Có thể thấy điển hình như kinh nghiệm tại Hàn Quốc. Sau hơn hai thập kỷ (70-80) loay hoay trong những bất cập ở giáo dục đại học: kìm kẹp sáng tạo và đổi mới trong từng trường, thiếu linh hoạt và thích ứng, lãng phí nguồn đầu tư… Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức cải cách hoàn toàn cơ
chế quản lý và dứt khoát trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Điều này dẫn đến sự phát triển vượt bậc và những thành tựu to lớn trong giáo dục đại học. Đối với các nước khác nhau như Trung Quốc, Singapore, Nhật… mỗi nước lại có những quy định riêng và kinh nghiệm riêng trong quản lý giáo dục đại học. Nhưng điểm nổi bật nhất có thể nhận thấy đó là các quốc gia muốn thành công, đầu đều cần có một cơ chế quản quản lý giáo dục đại học và định hướng phát triển phù hợp. Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, đưa ra định hướng tổng thể, bảo đảm nguồn kinh phí, nhưng không can thiệp quá sâu vào việc vận hành của các trường ĐHCL. Tự chủ là thước đo mức độ tự do của các trường đại học trong việc tự định hướng phát triển. Bản chất của tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng là việc Chính phủ ngày càng rút bớt vai trò trong quản lý thường nhật, cho phép các trường đại học được tự quyết định con đường đi của mình, cho phép các trường tự do quyết định cơ chế quản lý, quản trị nội bộ, với những cơ chế khuyến khích định hướng thị trường tối ưu hiện có (Wolrd Bank, 2012). Như vậy, gọi việc nhà nước giảm cấp kinh phí thường xuyên tại Việt Nam hiện nay là giao quyền tự chủ tài chính là chưa hoàn toàn đúng với bản chất của vấn đề tuy là một xu hướng đúng đắn.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Với những nghiên cứu, phân tích về việc thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ tài chính cho giáo dục đại học tại một số quốc gia và việc khái quát tình hình đổi mới cơ chế tự chủ tài chính tại một số trường đại học công lập Việt Nam, luận văn rút ra một số bài học từ kinh nghiệm nước ngoài dành cho Việt Nam như sau:
- Việc tăng quyền tự chủ tài chính không diễn ra đồng nhất mà trước hết hướng vào các trường đại học lớn, có uy tín, có năng lực cạnh tranh cao.
- Trao quyền tự chủ tài chính cho các trường không có nghĩa là ngân sách nhà nước chấm dứt cấp phát kinh phí hoạt động. Ngoài ra, nhà nước vẫn đảm nhiệm vai trò đầu tư cơ sở vật chất, giao các trường quản lý, sử dụng.
- Khi trao quyền tự chủ tài chính, các trường có xu hướng được tự xác định mức học phí, hoặc được phép định mức học phí cao hơn mức học phí chuẩn hàng năm.
- Đi kèm với tự chủ tài chính, một số nước cho phép các trường tự chủ về chỉ tiêu cán bộ và mức lương.
- Song song với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch.
Tuy nhiên, với tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay, nếu đòi hỏi các trường đại học phải được tự chủ hoàn toàn ngay lập tức, cũng không hoàn toàn phù hợp bởi:
- Trường đại học là một loại hình độc quyền nhóm. Lý thuyết đã chỉ ra, nhà nước cần điều tiết loại hình này, vì ở trạng thái tự chủ hoàn toàn, loại hình này hoạt động không hoàn toàn phù hợp với lợi ích tối ưu của xã hội.
- Hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Và để xây dựng được những hệ thống văn bản, những đơn vị giám sát hoạt động hiệu quả, minh bạch hoàn toàn không chịu sự chi phối của chính phủ cần mất khoảng thời gian dài để hoàn thiện, kể cả với những nước phát triển như Hàn Quốc, Singapore cũng cần khoảng thời gian dài để hoàn thiện.
-
5.2. Khuyến nghị
5.2.1. Định hƣớng phát triển tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam
Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020
Từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng một nền GDĐH hiện đại làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường và có khả năng hội nhập quốc tế. GDĐH phải đào tạo được những con người Việt Nam có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực giải quyết vấn đề và có tinh thần trách