Phƣơng pháp lựa chọn điển hình

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 32 - 41)

Phương pháp lựa chọn điển hình là phương pháp phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong phần phân tích các kinh nghiệm tự chủ tài chính trong giáo dục đại học của nước ngoài và phần khái quát, điểm những nét chính của tình hình thực hiện tự chủ tài chính ở một số trường đại học công lập Việt Nam.

Để rút ra những bài học kinh nghiệm từ nước ngoài, luận văn lựa chọn phân tích các nước Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và một số quốc gia có những thành tựu nổi bật trong tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập.

Luận văn lựa chọn Trung Quốc để phân tích do quốc gia này có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển giáo dục đại học. Trung Quốc cũng như Việt Nam đều có giai đoạn bao cấp dài đối với giáo dục đại học. Nếu các nước phát triển đã có mức độ tự chủ rất cao đối với giáo dục đại học, Trung Quốc là một nước đang chuyển dần sang chế độ tự chủ hoàn toàn, do đó Việt Nam dễ áp dụng các bài học từ quốc gia này. Đối với Trung Quốc, luận văn phân tích trong hai giai đoạn : giai đoạn từ trước năm 1997 và giai đoạn sau đổi mới - những năm 2000. Trong giai đoạn trước 1997, giáo dục đại học tại Trung Quốc còn được chính phủ bao cấp, hoạt động chủ yếu từ nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn còn lại, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp cải cách giáo dục đại học. Các trường đại học công lập đã ngày được trao quyền tự chủ nhiều và trọn vẹn hơn. Bằng việc phân tích hai giai đoạn này, luận văn chỉ ra những hạn chế khi áp dụng cơ chế tài chính bao cấp và những thành tựu, những bước phát triển vượt bậc khi áp dụng tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Trung Quốc. Từ đó, luận văn khẳng định việc cần thiết áp dụng cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập. Đồng thời, luận văn rút ra những kinh nghiệm đã giúp Trung Quốc đạt được những thành công trong giai đoạn đổi mới, so sánh và đưa ra những khuyến nghị đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học tại Việt Nam.

Luận văn lựa chọn Singapore để phân tích những bước đi của quốc gia này trong việc thực hiện rất thành công cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập. Singapore là một nước Châu Á gần gũi với Việt Nam. Trong quá trình thực hiện tự chủ giáo dục nói chung, Singapore đã có những

thành tựu to lớn trong tự chủ tài chính đối với đại học công lập. Các dữ liệu phân tích được lấy gián tiếp từ Bộ Giáo dục Singapore, qua các trang mạng internet chính thức của một số trường đại học công lập Singapore. Bằng việc khái quát quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí tài chính giáo dục đại học của Singapore, luận văn chỉ ra những biện pháp quốc gia này đã áp dụng để thành công. Từ đó khuyến nghị một số bài học cho Việt Nam.

Luận văn chọn một quốc gia Châu Á tiếp theo để phân tích là Hàn Quốc. Hàn Quốc là quốc gia có những thành tựu to lớn trong giáo dục đại học, việc xem xét một hiện tượng thành công như Hàn Quốc là cần thiết cho nước phát triển sau như Việt Nam. Bên cạnh đó, tuy Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay có những khác biệt to lớn về nền kinh tế và hệ thống chính trị, nhưng nếu so sánh chỉ số thu nhập quốc gia bình quân đầu người và hệ thống chính trị của Hàn Quốc những năm đầu 1980 khi nước này bắt đầu đổi mới giáo dục thì có thể nhận thấy những nét tương đồng với Việt Nam hiện nay. Do đó, đây là một thuận lợi cho Việt Nam khi học tập những kinh nghiệm thành công từ Hàn Quốc.

Bên cạnh các nước trên, luận văn còn nêu một số kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Úc… Những quốc gia này đã có trình độ rất cao trong tự chủ tài chính nói riêng và tự chủ trong giáo dục đại học nói chung. Đó là những mô hình tự chủ mà Việt Nam nên học tập và hướng đến.

Để khái quát những nét nổi bật của tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay, luận văn lựa chọn Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phân tích. Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị công lập được giao tự chủ tài chính đầu tiên trong giáo dục đại học Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những thành tựu nhất định trong quá trình triển khai thực hiện tự chủ nói chung. Tuy nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội còn tồn tại rất nhiều khó khăn bất cấp như đa số các trường đại học công lập khác tại Việt Nam trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

Ở hầu hết các quốc gia, giáo dục được coi là một lĩnh vực công do Nhà nước đảm nhiệm vì nó tạo ra nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển thực tế, giáo dục cũng phát triển theo định hướng thị trường, đặc biệt là giáo dục đại học. Các trường đại học ở các quốc gia, cho dù là đại học công lập, nhưng vẫn có mức độ tự chủ tài chính rất cao.

3.1. Trung Quốc

Tại Trung Quốc, kể từ cải cách giáo dục vào những năm 1980, rất nhiều thay đổi đã diễn ra trong hệ thống giáo dục đại học.

Cơ chế quản lý tài chính: Mặc dù đã có rất nhiều cải biến trong giáo

dục đại học Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần đối mặt. Câu hỏi chính đặt ra là sự thiếu hụt trong đầu tư cho đại học và hiệu suất thấp trong việc sử dụng kinh phí. Tuy đã có nhiều chương trình bổ sung ngân sách đầu tư, nhưng chi phí cho các trường công lập vẫn còn ở mức thấp: 2-3%/GDP so với mức trung bình 6%/GDP ở các nước phát triển và 4%/GDP ở các nước đang phát triển. Tuy có tăng, nhưng nếu tính mức chi phí trung bình trên mỗi sinh viên thì ngân sách cho giáo dục và chi tiêu công đang giảm, từ 5357,94 Yuan còn 2237,57 Yuan vào năm 2005. So với các quốc gia khác, quy mô đại học của Trung Quốc còn nhỏ và có tỷ lệ giang viên thấp (dù đã có những khắc phục bằng cách hợp nhất các trường đại học). Vẫn còn khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và các nước phát triển. Ngoài ra, giáo dục đại học ở Trung Quốc phát triển vô cùng mất cân bằng giữa các lĩnh vực: khoa học và kỹ thuật ( 41.3% ), kinh tế học và quản lý ( 23.3% ), văn học và ngôn ngữ nước ngoài ( 14.8% ), y học ( 7.2% ), giáo dục ( 6.5% ), và pháp luật ( 4.5% ) ; đối với các chương trình đào tạo thạc sỹ, lĩnh vực phổ biến nhất là khoa học và kỹ thuật (

50.1% ), kinh tế học và quản lý ( 16.1% ), y học ( 10.3% ), văn học và ngôn ngữ nước ngoài ( 7.5% ), pháp luật ( 6.7% ) và giáo dục ( 3.1% ).

Bởi vậy, cần một cơ chế đầu tư có hiệu quả để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong giáo dục đại học để đối mặt với các thách thức trên. Năm 2005, đầu tư cho toàn bộ hệ thống giáo dục là 8,418,840 triệu Nhân dân tệ, trong đó ngân sách nhà nước là 4,946,040 triệu Nhân dân tệ, chiếm 59 %. Phân bổ ngân sách chính phủ vẫn là nguồn đầu tư chính cho giáo dục đại học Trung Quốc dù khá nhiều mô hình đầu tư đã được thiết lập qua hơn mười năm cải cách. Nhiều mô hình không không phản ánh được được giá thực tế cho giáo dục đại học. Như phân bổ ngân sách dựa trên số sinh viên sẽ dẫn đến xu thế tăng quy mô lớn trong tuyển sinh một cách bất hợp lý. Cũng có những mô hình đầu tư có nhiều yếu tố không linh hoạt, không thúc đẩy các trường đại học tự phát triển. Do đó, cần một cơ chế đầu tư được thiết kế để giải quyết một cách tối ưu những vấn đề này.

So với mô hình phân bổ ngân sách theo quy mô hay phân bổ theo các dự án đặc biệt, mô hình phân bổ ngân sách dựa trên đánh giá hiệu suất làm việc tương đối có ưu thế hơn. Nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình tương tự với hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc chuẩn như Thụy Điển, Canada, Anh…. Đánh giá hiệu suất làm việc trở thành khuynh hướng mới trong đổi mới cơ chế đầu. Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu “thực hiện theo hướng dẫn" trong cải cách hệ thống quản lý kinh phí trong những năm gần đây. Bộ Tài chính đã yêu cầu một số tỉnh thực hiện thí điểm đánh giá hiệu suất sử dụng kinh phí trên quy mô nhỏ lần lượt vào nửa cuối năm 2001, như Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến…. Bộ Giáo dục thành lập các tổ chuyên gia để tiến hành nghiên cứu, đánh giá chi phí đại học vào năm 1998 và 2000. Những khoản đầu tư cho giáo dục đại học đang chuyển dần từ cách quản lý “Quỹ đầu tư” sang cách quản lý “năng suất của khoản kinh phí” (Mingxiu Wang và

Haibo Sun, 2005). Do đó đánh giá năng suất khoản chi phí đại học không chỉ là phương tiện giúp các trường đại học quản lý chi phí nội bộ mà còn là cách để các nhà quản lý nước ngoài hoặc đối tác lợi ích đo lường năng suất của khoản đầu tư cho đại học một cách tổng thể. Cơ chế đầu tư cho giáo dục đại học của Trung Quốc cần phân tích chi phí đại học dựa trên một hệ thống tổ hợp tham số đánh giá để phản ảnh hiệu suất của chi phí. Các tham số đó bao gồm: (1) Tham số năng lực toàn diện, (2) tính khả thi, (3) tiềm năng tài chính.

(1) Tham số năng lực toàn diện bao gồm hai chỉ số: chỉ số tài chính và chỉ số phi tài chính. Chỉ số tài chính là tập hợp các dữ liệu về: ngân sách chính phủ cấp, thu nhập tự có, thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ và các nguồn thu khác. Chỉ số phi tài chính bao gồm các số liệu đánh giá về: chất lượng của môn học, đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học, đánh giá khả năng giảng dạy của giảng viên….

(2) Tính khả thi của việc phân bổ ngân sách được đánh giá qua các số liệu: tỷ lệ giáo viên/học sinh, chi phí trung bình cho một sinh viên trong một năm, chi phí nghiên cứu trung bình cho một giáo viên trong một năm; đánh giá khả năng sử dụng vốn qua: kế hoạch chi tiêu hàng năm, vốn đầu tư - vốn kết thúc; tỷ lệ phân bổ ngân sách: phần trăm chi cho xây dựng cơ bản trên tổng chi phí, tỷ lệ chi cho trang thiết bị trên tổng chi phí.

(3) Tiềm năng tài chính bao gồm số liệu về: Tổng số khoản vay, tổng số tiền gửi, tỷ lệ nợ của trường.

Các chỉ số trên giúp đánh giá một cách định lượng hiệu quả của khoản đầu tư tài chính và tiềm năng phát triển của trường đại học. Qua đó khẳng định hệ thống đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc có sự công bằng, minh bạch, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và tăng cường hiệu suất sử dụng các nguồn lực.

Uỷ quyền: Bộ Giáo dục đã nhận ra sai lầm của mình trong cách quản

đại học và cao đẳng được giao quyền tự trị và tự giải quyết các vấn đề thuộc nội bộ trường.

Liên kết: Hàng trăm trường đại học đã được hợp nhất trong những năm

đầu 1990 để tăng năg suất và hiệu quả đào tạo, tránh lãng phí trong chi phí quản lí. Đây cũng là đặc điểm khá nổi bật trong chính sách giáo dục của Trung Quốc vào những năm 2000. Để giảm thiểu số lượng cũng như củng cố chất lượng của các trường đại học, Trung Quốc thúc đẩy đầu tư cho nhóm trường đại học được gọi là “Nhóm trường ưu tú” và áp dụng chính sách hợp nhất các đại học khác. “Nhóm trường ưu tú” là 10 trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc, nhận nguồn ngân sách rất lớn từ chính quyền trung ương và địa phương. Họ cũng được ưu tiên lựa chọn sinh viên qua các kỳ tuyển sinh quốc gia, đồng thời cũng có một lượng giảng viên tốt nhất trên cả nước. Mục tiêu sâu xa của chính sách này chính là nâng cao một số đại học Trung Quốc to lớn hơn, vững mạnh hơn, vươn tới tầm cỡ quốc tế. Ở nhiều thành phố của Trung Quốc, có những trường hợp hợp nhất 4,5 trường đại học nhỏ lại thành 1 trường lớn, với mục tiêu củng cố chất lượng và thứ hạng của những trường này. Theo thống kê từ dữ liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, kể từ 12 tháng 1 năm 1990 đến 15 tháng 5 năm 2006 đã có 431 lần hợp nhất các trường, tăng 60% trong vòng 16 năm.

Học phí. Để đối phó với những trở ngại trong vấn đề tài chính và yêu

cầu chi tiêu khổng lồ cho giáo dục đại học, thay vì được bao cấp từ ngân sách nhà nước, từ năm 1997, mỗi sinh viên phải tự chi trả học phí cho việc theo học đại học của mình. Tuy ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài chính quan trọng nhất cho các đại học công lập, tỷ lệ tương đối của nó đang giảm dần và hệ thống tài chính đa dạng cho đại học dần được thành lập. Tổng chi ngân sách nhà nước cho đại học công lập giảm từ 91,18% vào năm 1993 xuống còn 67,24% năm 1999, và tiếp tục giảm còn 42,77% vào năm 2005. Đồng thời,

đóng góp vào tổng chi cho giáo dục từ việc thu học phí tăng từ 6,18% năm 1993 lên đến 31,05% vào năm 2005 và liên tục tăng trong những năm tiếp theo. Hiện nay, mức học phí tại Trung Quốc thay đổi tuỳ thuộc vào từng trường đại học, chương trình học và địa điểm học. Theo chỉ đạo từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục, học phí của mỗi sinh viên phải được tính toán dựa trên chi phí vận hành của từng cơ sở đào tạo, phần trăm công lập, sự phát triển kinh tế của địa phương và thu nhập của từng hộ gia đình sinh viên. Trong cùng một trường đại học, mỗi sinh viên theo học chương trình học lại có mức thu học phí khác nhau. Đối với một vài chuyên ngành như là kỹ thuật phần mềm, mức học phí ở năm thứ ba, thứ tư tăng gấp đôi, thậm chí gần gấp ba so với học phí trong hai năm đầu tiên. Theo chỉ đạo từ chính quyền trung ương, chính quyền cấp tỉnh xác lập mức học phí của tất cả cơ sở đào tạo đại học nằm ở địa phương mình ( Bộ trưởng bộ giáo dục 2002 ).

Nguồn vốn cho Giáo dục đại học tại Trung Quốc: Nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Trung Quốc có thể chia làm 3 loại: nguồn vốn ngân sách nhà nước, thu nhập thương mại từ các công ty và thực thể là chủ sở hữu các trường đại học, và nguồn phí được chi trả bởi các bậc cha mẹ và sinh viên nhà trường - học phí. Chúng ta sẽ phân tích từng nguồn kinh phí này.

Nguồn vốn chính phủ cho những trường đại học hàng đầu của Trung Quốc là một dự án vô cùng lớn. Từ năm 1998, với việc thực thi 1 kế hoạch đặc biệt gọi là “985”, 10 trường đại học hàng đầu Trung Quốc được nhận chương trình tài trợ với thời hạn mỗi 3 năm, một số tiền lên tới 30 tỷ RMB (tính theo tỷ giá tại thời điểm thực hiện) để cải thiện chất lượng. Trong lần đầu tiên thực hiện dự án 985, các trường được nhận tài trợ là Đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, đại học Fudan, đại học Chiết Giang và đại học Nam Kinh. Trong đó, hai trường dẫn đầu là đại học Bắc Kinh và đại học Thanh Hoa, mỗi trường nhận 1,8 tỷ RMB. Tiếp đó, Bộ Giáo dục phối hợp cùng lãnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 32 - 41)