1.2.2.1. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Khái niệm Cơ chế:
Trong nhiều cách hiểu khác nhau về cơ chế, cách hiểu chung nhất là: cơ chế là quá trình chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong đó có bộ phận khởi động và chủ động, các bộ phận bị động trung gian và bộ phận bị động cuối cùng.
Cơ chế quản lý và điều hành có nhiều loại như: cơ chế dân chủ; cơ chế tự chủ, tự quản; cơ chế tập trung; cơ chế phân cấp; cơ chế thị trường; cơ chế thị trường có điều tiết.
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
Tự chủ là mối quan hệ giữa quyền và trách nhiệm của cấp quản lý và cấp bị quản lý. Cấp quản lý có thẩm quyền trao quyền tự chủ cho các chủ thể bị quản lý dựa theo quy định của pháp luật.Các hành động của chủ thể bị quản
lý phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cấp quản lý về những hoạt động đó. Trọng tâm của tự chủ trong các đơn vị SNCL bao gồm:
- Tự chủ quản lý chuyên môn;
- Tự chủ quản lý nhân sự và bộ máy; - Tự chủ quản lý tài chính.
1.2.2.2. Cơ chế tự chủ ở đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập
Tự chủ trong giáo dục là mối quan hệ trong quản lý giáo dục giữa sự can thiệp của hệ thống hành chính nhà nước và quyền,trách nhiệm của các chủ thể giáo dục. Các chủ thể giáo dục có thể gồm: giáo viên, học sinh, sinh viên với các tổ chức hành động của họ là trường học và các bộ phận trong cơ sở giáo dục. Còn tự chủ trong các cơ sở giíao dục là tự chủ trong từng khoa, từng ngành học.
1.2.2.3. Tự chủ tài chính ở đại học công lập
Theo như định nghĩa đã nêu, ĐHCL chính là một đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, do vậy, các ĐHCL cũng tuân thủ cơ chế của đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập.
Để thực hiện cải cách tài chính công, một trong bốn trọng tâm cơ bản của cải cách hành chính nhà nước, quyền tự chủ về tài tài được mở rộng gắn liền với tự chịu trách nhiệm của các Đại học công lập ở nhiều mặt.
Mở tài khoản, nghĩa vụ:
Các trường ĐHCL được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động giáo dục – đào tạo. Các trường ĐHCL phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với NSNN; thực hiện việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn
Nguồn thu tài chính
Nguồn thu của các trường ĐHCL thực hiện chế độ tự chủ tài chính gồm có: - Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm có: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định Nhà nước; thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với những đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động còn có thêm nguồn lãi được chia từ các hoạt động liên kết, lãi tiền ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. - Nguồn thu khác như nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật
Tự chủ về mức thu
- Thu đúng, đủ theo quy định của Nà nước, thực hiện miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách – xã hội theo quy định của nhà nước.
- Đơn vị thu theo dự toán được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận nếu Nhà nước chưa quy định mức thu.
- Căn cứ như cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội, các trường ĐHCL quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Mức thu từ Hợp đồng đào tạo, liên kết đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi và có tích lũy.
Nguồn chi tài chính
Các đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động sẽ được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao kinh phí hoạt động trên cơ sở dự toán hàng năm được cấp thẩm quyền phê duyệt. Nội dung của nguồn kinh phí này bao gồm: Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định; Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định…; Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác.
Tự chủ mức chi:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, người đứng đầu ĐHCL tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động được quyết định chi đối với các khoản chi thường xuyên về mức quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ có thể cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các ĐHCL do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, thủ trưởng đơn vị chỉ được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không vượt mức chi do do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào tích chất công việc đượ quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc, đồng thời được quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản theo quy định của pháp luật.
- Nguồn tài chính được giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ: Hằng năm, các trường ĐHCL còn được giao kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cp quan có thẩm quyền giao nhưng không thực hiện tự chủ: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục – đào tạo theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Các kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.
1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các trƣờng Đại học công lập
Yếu tố Nhà nước
Nhà nước đóng một vai trò then chốt trong việc quyết định chất lượng, mức độ tự chủ của các trường ĐHCL được giao tự chủ tài chính. Chính phủ không chỉ đưa ra đường lối chỉ đạo của việc phát triển giáo dục đào tạo như thế nào, mà còn là bộ phận đưa ra hệ thống khung pháp lý quy định mức độ, quyền hạn của các trường ĐHCL được giao tự chủ tài chính. Do vậy, một trường ĐHCL có thể tự chủ đến mức độ nào, trong những lĩnh vực nào, chủ yếu phụ thuộc vào khuôn khổ được định ra bởi Chính phủ.
Vai trò của các trường ĐHCL
Là đơn vị trực tiếp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các trường ĐHCL cần có lối đi đúng đắn, đưa ra những yêu cầu, chiến lược phát triển cụ thể để có thể thực hiện tự chủ tài chính một cách triệt để. Quyết định của các trường ĐHCL phải đúng theo pháp luật hiện hành, đồng thời hợp lý với tình hình thực tiễn của nhà trường, đảm bảo đủ chi phí và có tích lũy.
Ảnh hưởng từ yếu tố thị trường lao động
Khi thực hiện cơ chế tự chủ, yếu tố thị trường lao động có tính chất quyết định đến hoạt động của các trường đại học. Thông qua sự đòi hỏi về cả số lượng lẫn chất lượng đào tạo, thị trường buộc những trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ phải gắn kết mật thiết với những nhu cầu và biến đổi của thị trường lao động. Thị trường lao động ảnh hưởng đến cả đầu vào và đầu ra
đào tạo của các trường đại học. Không giống giáo dục phổ thông mang tính đồng đều và bắt buộc, giáo dục đại học mang tính chuyên sâu và riêng biệt. Để thu hút được sinh viên thi vào trường, các trường cần bắt kịp xu hướng, nhu cầu của thị trường lao động để có thể đưa ra những chương trình đào tạo, cách thức đào tạo phù hợp. Đồng thời việc đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế giúp đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp thực sự tìm được công việc theo ngành học của mình, chất lượng và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Thị trường lao động cũng là một yếu tố thúc đẩy việc thực hiện trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Bởi việc phát triển của thị trường lao động đã tạo ra những nhu cầu đa dạng và phân tách hơn cho giáo dục đại học.
Yếu tố xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa một ngành nghề có thể hiểu là thay vì chỉ có nhà nước hoặc một bộ phận cá nhân được phép thì cả xã hội được tham gia vào hoạt động ngành này. Xã hội hóa giáo dục, thay vì chủ yếu do nhà nước làm chủ, hiện nay các thành phần xã hội đều được mở rộng quyền trong lĩnh vực này như: giáo dục tư nhân, giáo dục với yếu tố đầu tư nước ngoài, liên kết đào tạo trong và ngoài nước… . Hiện nay xu hướng xã hội hóa giáo dục đang ngày càng phát triển và cho thấy những ưu điểm của nó như: hình thức giáo dục đa dạng, nội dung đào tạo mở rộng, chất lượng đào tạo được nâng cao… Trong bối cảnh đó, các trường đại học công lập đứng trước một áp lực cạnh tranh rất lớn. Việc giao quyền tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng là một biện pháp hữu hiệu để các trường đại học công lập nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây để phân tích lý luận và thực tiễn:
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu thứ cấp - Phương pháp lựa chọn điển hình
Luận văn cũng sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ để phân tích các vấn đề trong luận văn.