Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch chiết từ cây Đương quy (Angelica sinensic (Oliv.) Diels) (Trang 49 - 53)

X 1% = 1 – Tỷ lệ % tăng glucose huyết

3.6.1.Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 thực nghiệm

Với nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn béo trong thời gian dài và tiêm màng bụng STZ (pha trong đệm Citrat 0,01M, pH 4,5) với liều đơn 100 mg/kg thể trọng, chúng tôi đã thành công trong việc gây ĐTĐ type 2 thực nghiệm. Sau 3 – 4 ngày những con chuột này bị bệnh với nồng độ glucose huyết được xác định > 18mmol/l [5], [7] , [8].

STZ (Streptozotocin) có tên hóa học là: 2 – deoxy – 2 – (3 – metyl – 3 – nitrosoureido) – D – glucopyranose, được phân lập đầu tiên vào năm 1960 từ Streptomyces achromogens. Đây là kháng sinh có hoạt tính chống ung thư,

tiêu u, sinh u và gây đái tháo đường. Tác dụng gây đái tháo đường của STZ là do sự phá hủy chọn lọc tế bào bài tiết insulin của tuyến tụy (tế bào β). Do đó STZ được sử dụng rộng rãi trong mô hình động vật đái tháo đường type 1 và type 2 phục vụ trong các nghiên cứu về thuốc [15], [16], [47], [48], [49].

Kết quả được trình bày trong bảng 3.8 và có so sánh với các lô chuột chỉ ăn thường tiêm STZ, chuột thường và chuột béo chỉ tiêm đệm (Citrat 0,01M, pH 4,5).

Bảng 3.8. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột trƣớc và sau khi tiêm STZ.

Các lô chuột Nồng độ glucose huyết (mmol/l) Trước khi tiêm Sau khi tiêm 72 giờ Chuột thường tiêm đệm 6.72 ± 0.45 6. 84 ± 0.27 Chuột thường tiêm STZ (100mg/ kg) 6.75 ± 0.23 8.23 ± 0.34

p > 0.05

Chuột béo phì tiêm đệm 7.95 ± 0.22 8.04 ± 0.31 Chuột béo phì tiêm STZ (100mg/ kg) 7.89 ± 0.42 22.42 ± 2.36

p < 0.001 (Ghi chú: p: là mức ý nghĩa so với thời điểm trước khi tiêm).

Nhận xét:

- Giữa chuột béo và chuột thường có tăng nhẹ về mức glucose huyết (trước khi tiêm). Cụ thể mức glucose ở chuột nuôi chế độ ăn béo trong thời gian 8 tuần có mức glucose huyết tăng 18.3% so với chuột thường. Điều này chứng tỏ, những rối loạn về chuyển hóa lipid rất dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucid. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể luôn có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ.

- Không có sự khác nhau nhiều giữa nồng độ glucose huyết của chuột thường tiêm STZ so với nồng độ glucose huyết của chuột thường tiêm đệm (tương ứng là 6.72 mmol/l và 6.84 mmol/l).

- Ở lô béo phì tiêm STZ, nồng độ glucose huyết tăng một cách rõ rệt so với các lô thường và so với lô béo phì trước khi tiêm. Nồng độ glucose huyết của các con chuột béo sau tiêm STZ 72 giờ là 22.42mmol/l. Kết quả thu được phù hợp với nghiên cứu của GS.TSKH Đỗ Ngọc Liên và cộng sự (2006), Phùng Thanh Hương, Trần Thị Chi Mai và nhiều nghiên cứu khác [11], [14], [15], [18], khi tiến hành gây ĐTĐ bằng STZ trên mô hình chuột béo, đều có glucose huyết tăng cao trên 18mmol/l. Điều này chứng tỏ: hiện tượng - cơ chế béo phì, rối loạn trao đổi lipid khi bị nhiễm chất độc vào cơ thể (chuột béo phì nhiễm chất độc STZ từ xạ khuẩn Streptomyces achromogens) sẽ chuyển sang trạng thái ĐTĐ type 2 bền vững, khó phục hồi (Lenzen, S. 2008) [36].

6.72 6.84 6.75 8.23 7.95 8.04 7.89 22.42 0 5 10 15 20 25 Hàm lượng glucose huyết (mmol/l) Chuột thường tiêm đệm Chuột thường tiêm STZ Chuột béo phì tiêm đệm Chuột béo phì tiêm STZ Lô chuột

Trước khi tiêm Sau khi tiêm 72 giờ

Hình 3.5. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột thí nghiệm trƣớc và sau khi tiêm 72 giờ

Hiện nay, có rất nhiều mô hình ĐTĐ mô phỏng type 2, như mô hình ĐTĐ di truyền, chuột thường ĐTĐ, nhưng mô hình chuột béo phì ĐTĐ vẫn được ưa chuộng nhất bởi vì nó nhiều đặc điểm bệnh lý giống với ĐTĐ type 2 ở người [36], [51]. Tuy nhiên, khả năng gây ĐTĐ type 2 ở chuột tuỳ thuộc nhiều yếu tố như dòng chuột lựa chọn, thời gian và chế độ nuôi béo, liều tiêm STZ. Nhiều công trình khác nhau công bố về hiệu quả mô hình này [10], [16], [35], [39], [42], [45].

Qua tham khảo và thử nghiệm chúng tôi thấy rằng: đối với dòng chuột chủng Swiss, để có thể gây ĐTĐ với hiệu suất cao cần có thời gian nuôi béo dài hơn thông thường từ 4- 6 tuần, kết hợp với tiêm STZ liều thấp. Căn cứ vào liều STZ gây ĐTĐ type 2 ở chuột cống của Reed và cộng sự (thường 50mg/kg thể trọng) [45], chúng tôi thấy rằng ở chuột nhắt trắng cần tiêm liều cao hơn thông thường từ 90 – 120mg/kg thể trọng. Kế thừa những nghiên cứu trước đây [10], [11], [12], [14]…, chúng tôi quyết định chọn tiêm liều 100mg/kg thể trọng. Với liều tiêm như vậy, chúng tôi đã đạt được hiệu suất gây ĐTĐ là 92% chuột có đường huyết ≥ 18mmol/l.

Lô chuột thường tiêm STZ với liều như trên, nồng độ glucose huyết lúc đói có tăng nhẹ sau khi tiêm (nồng độ glucose lúc đói trước và sau 72 giờ tiêm tương ứng 6.72 và 6.84 mmol/l). Điều này có thể do chuột ăn chuẩn có thể tự điều chỉnh nồng độ glucose máu nhờ tăng lượng Insulin tiết ra để điều hòa lượng glucose trong máu.

Đối với lô chuột béo phì tiêm STZ nồng độ glucose sau 72 giờ tiêm tăng một cách rõ rệt (từ 7.89 mmol/l trước khi tiêm lên 22.42 mmol/l sau khi tiêm 72 giờ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch chiết từ cây Đương quy (Angelica sinensic (Oliv.) Diels) (Trang 49 - 53)