X 1% = 1 – Tỷ lệ % tăng glucose huyết
3.1. Quy trình tách chiết các phân đoạn từ cây Đƣơng quy (Angelica
sinensis (Oliv.) Diels)
Để tìm hiểu thành phần hóa học của cây Đương quy, chúng tôi tiến hành chiết như đã mô tả ở phần phương pháp thu được cao ethanol. Sau đó chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n- hexan, và ethylacetat. Quy trình chiết rút được mô tả ở hình 3.1. Kết quả được trình bày trên bảng 3.1.
Hình 3.1. Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên từ cây Đƣơng quy [14],[15].
Bã sau khi chiết bằng n –hexan 58.5g Cao
n –hexan
Chiết bằng n –hexan
Bã sau khi chiết bằng ethylacetate 40g Cao
ethylacetate 150g Cao ethanol Bã sau khi chiết
bằng ethanol
Chiết ethanol 3 lần 3000g cây Đương quy khô
Chiết bằng ethylacetate
Từ 3kg cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels) đã sấy khô được ngâm trong 10l ethanol 96% trong thời gian 7 ngày rồi đổ lượng dịch thu được ra bình và bảo quản, làm tương tự như vậy 3 lần. Dịch chiết thu được đem cô đặc dưới bóng đèn sợi đốt (tránh nhiệt độ cao làm biến tính các hợp chất có trong mẫu và tránh cho sự bay hơi của ethanol quá nhanh gây ảnh hưởng đến mẫu) tạo thành 150g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.
Tiếp tục ngâm mẫu (sau khi đã ngâm với ethanol) với n-hexan trong vòng 10 ngày sau đó thu dịch chiết và cô dưới đèn sợi đốt như trên tạo thành 58.5g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh.
Tiếp tục ngâm mẫu (sau khi đã ngâm với n- hexan) với ethylacetate trong vòng 10 ngày sau đó thu dịch chiết và cô dưới đèn sợi đốt như trên tạo thành 40g dạng cao và bảo quản trong tủ lạnh
Bảng 3.1. Hiệu suất chiết rút các phân đoạn từ cây Đƣơng quy.
Phân đoạn Mẫu ban đầu (g)
Hiệu suất chiết rút (% nguyên liệu khô)*
Cao ethanol 150 5
Cao n – hexan 58.5 1.95
Cao ethylacetate 40 1.33
(* Tính theo nguyên liệu khô ban đầu)
Như vậy từ phương pháp chiết rút được trình bày ở hình 3.1 chúng tôi đã thu được một số cao phân đoạn tan trong các dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.