Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch chiết từ cây Đương quy (Angelica sinensic (Oliv.) Diels) (Trang 31)

trao đổi lipid của dịch chiết cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels) trên chuột nhắt gây ĐTĐ

2.2.4.1. Thử độc tính cấp, xác định LD50

Xác định LD50 của dịch chiết cây Đương quy bằng đường uống theo phương pháp Lorke [37]. Chuột nhịn đói trước 16h thí nghiệm được phân lô ngẫu nhiên N = 10 và cho uống theo liều tăng dần đến 8g/kg (thể tích và khối lượng tối đa cho phép). Theo dõi biểu hiện và số chuột chết trong 72h để đánh giá mức độ độc của dịch chiết cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels).

2.2.4.2. Xây dựng mô hình chuột béo phì thực nghiệm

Chuột nhắt trắng chủng Swiss, sau khi mua về chuột được chăm sóc bình thường trong 3 - 4 ngày để thích ứng với môi trường mới sau đó chúng tôi tiến hành phân chuột thành 2 nhóm với hai chế độ dinh dưỡng như sau:

Nhóm 1 – Nhóm đối chứng: các con chuột tiếp tục được chăm sóc bằng thức ăn bình thường (do viện Vệ sinh Dịch tễ cung cấp).

Nhóm 2 - Nhóm nuôi béo: các con chuột được chăm sóc bằng chế độ

thức ăn giàu lipid và cholesterol do chúng tôi phối trộn các thực phẩm dinh dưỡng được tính toán với thành phần như bảng 2.2.

Các nhóm chuột được theo dõi trong vòng 8 tuần, trọng lượng của các con chuột được kiểm tra hàng tuần. Vào tuần cuối cùng thời gian thí nghiệm, sau khi xác định trọng lượng, chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi nhóm ra 10 con chuột, lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số lipid máu. Các số liệu được thu thập và tiến hành xử lý thống kê.

Bảng 2.2. Thành phần thức ăn giàu lipid [48], [50]

Thành phần Tỉ lệ % Hydratcacbon 41 Lipid 32 Protein 20 Cholesterol 1 Chất khoáng 4

Vitamin & acid amin 2

2.2.4.3. Tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2

Để tìm hiểu tác dụng của dịch chiết cây Đương quy lên đường huyết, trước tiên chúng tôi tiến hành gây mô hình chuột ĐTĐ mô phỏng type 2 dựa trên chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với STZ liều đơn của Srinivasan [48].

Để có mô hình chuột ĐTĐ mô phỏng type 2, chuột nuôi với chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol sau 8 tuần, được tiêm màng bụng liều đơn STZ (100mg/kg pha trong đệm citrate 0,01M, pH = 4,3).

Đo đường huyết tại các thời điểm 0 giờ (trước khi tiêm STZ), 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ (sau khi tiêm STZ) (3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tiếng và lấy trung bình). Chuột nào có đường huyết cao (≥18 mmol/l) và ổn định được lựa chọn để cho uống cao các phân đoạn dịch chiết trong vòng 21 ngày. Đường huyết trong các trường hợp trên đều được đo sau khi cho chuột nhịn qua đêm (12 giờ), chỉ cho uống nước.

2.2.4.4. Thử khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết

Các lô chuột ĐTĐ type 2 (5 con/lô) được ăn thức ăn thường và điều trị hằng ngày bằng cách cho uống cao các phân đoạn dịch chiết như bảng 2.3. Đường huyết của các con chuột được đo vào cùng một thời điểm trong ngày và sau khi nhịn đói 12 giờ ở các ngày thứ 0 (trước khi điều trị), ngày thứ 5, thứ 10, thứ 15, thứ 21 khi điều trị.

Bảng 2.3. Mô hình nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết từ cây Đƣơng quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels).

Lô Chế độ ăn

trước điều trị Tiêm Mục đích

1 Thức ăn

chuẩn Uống nước cất, không điều trị. 2 Thức ăn béo STZ Uống nước cất, không điều trị.

3 Thức ăn béo STZ Điều trị cao phân đoạn ethanol (2000mg/kg). 4 Thức ăn béo STZ Điều trị cao phân đoạn n- hexan (2000mg/kg). 5 Thức ăn béo STZ Điều trị cao phân đoạn ethylacetate (2000mg/kg).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược của dịch chiết từ cây Đương quy (Angelica sinensic (Oliv.) Diels) (Trang 31)